Quốc lộ 25, đoạn qua đèo Tô Na bị chia cắt do mưa lũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Do tình hình mưa lớn kéo dài cộng với việc xả lũ từ công trình thủy điện An Khê-Ka Nak, quốc lộ 25, đoạn qua đèo Tô Na (thuộc địa phận xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa) bị ngập úng, gây ách tắc giao thông.

Mực nước dâng cao khiến các xe máy buộc phải quay đầu, chỉ có xe tải, xe bán tải gầm cao được tạo điều kiện đi qua. Ảnh: Vũ Chi
Lực lượng chức năng điều tiết giao thông tại khu vực bị ngập úng trên quốc lộ 25, đoạn qua đèo Tô Na (thuộc địa phận xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa). Ảnh: Vũ Chi

Theo đó, từ khoảng 11 giờ 30 phút ngày 30-11, nước bắt đầu tràn qua mặt đường. Hiện nay, điểm sâu nhất mực nước khoảng 40-50 cm, kéo dài 700 m. Lãnh đạo Sở Giao thông-Vận tải cũng có mặt tại hiện trường chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Giao thông-Trật tự (Công an thị xã Ayun Pa) phối hợp chính quyền địa phương điều tiết giao thông. Để hạn chế rủi ro xảy ra, các phương tiện xe máy được hướng dẫn quay đầu, các xe tải, xe bán tải gầm cao được tạo điều kiện đi qua.

Mực nước dâng cao khiến các xe máy buộc phải quay đầu, chỉ có xe tải, xe bán tải gầm cao được tạo điều kiện đi qua. Ảnh: Vũ Chi
Mực nước dâng cao khiến người điều khiển xe máy buộc phải quay đầu, các xe tải, xe bán tải gầm cao được tạo điều kiện đi qua. Ảnh: Vũ Chi


Được biết, đoạn qua đèo Tô Na (thuộc địa phận xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa) cũng có 2 đoạn bị ngập sâu, có nguy cơ sạt lở. Theo dự báo lượng nước có thể tiếp tục dâng cao, ngành chức năng khuyến cáo người dân hạn chế đi lại để đảm bảo an toàn.
 

VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

(GLO)- Mạng lưới giao thông kết nối đang được tỉnh Gia Lai quan tâm đầu tư, nhiều dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường đến vùng khó đang dần hoàn thiện mang đến cơ hội phát triển, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.