Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ vì sự phục hồi và phát triển đất nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù suy giảm mạnh trong quý III nhưng sự phục hồi nhanh chóng trong quý IV đã giúp GDP của nước ta đạt mức tăng trưởng 2,58% trong năm 2021. Qua gần 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, kết quả này thể hiện sự cố gắng rất lớn từ công tác điều hành của Chính phủ tới nỗ lực của từng người dân, doanh nghiệp. Nhưng đây lại là con số tăng trưởng thấp nhất trong 2 thập kỷ.

Nhìn lại 2 năm ứng phó với dịch Covid-19, các biện pháp chống dịch liên tục thay đổi trong từng thời điểm, theo hướng ngày càng nghiêm ngặt hơn, có lúc lên tới 2/3 số tỉnh thành trên cả nước phải giãn cách xã hội khi đợt dịch thứ 4 bùng phát. Tuy có kiềm chế được đà lây lan của dịch bệnh nhưng “tác dụng phụ” của liều thuốc khá nặng đô này gây ra cho nền kinh tế cũng hết sức nặng nề, mà đến nay, một số ngành, địa phương và nhiều doanh nghiệp chưa thể “gượng dậy”.

 Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp bất thường Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp bất thường Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)


Sự ra đời của Nghị quyết 128 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” với những quy định, cách làm mới được áp dụng nhằm từng bước đưa cuộc sống trở lại bình thường, sống chung an toàn với dịch bệnh, tạo điều kiện để khôi phục nền kinh tế đã đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Những chuệch choạc ban đầu được chấn chỉnh kịp thời, người dân và doanh nghiệp đã dần dần quen với trạng thái mới. Nhờ vậy, sau suy giảm nặng nề vào quý III, đến quý IV-2021, kinh tế đã bắt đầu hồi phục.

Tuy hiện giờ, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp với biến chủng mới Omicron; các tổ chức kinh tế, định chế tài chính lớn như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)… đều hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 so với trước đây. Thế nhưng, nhận định về xu thế phục hồi tăng trưởng vẫn rất rõ.  

Không thể bỏ lỡ cơ hội lấy lại đà tăng trưởng khi chúng ta dần kiểm soát được dịch bệnh. Không thể “phòng thủ” quá mức, không dám làm gì, quyết gì, rồi chậm trễ trong việc phục hồi kinh tế như đã từng xảy ra thời gian qua!

Nhiều diễn đàn do Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan truyền thông tổ chức thời gian qua đã ghi nhận những ý kiến, kiến nghị tâm huyết của các chuyên gia kinh tế về sự cần thiết có một “gói” kích thích kinh tế đủ lớn, thời gian đủ dài, được triển khai thật nhanh chóng để Việt Nam không bị lỡ nhịp phục hồi tăng trưởng. Điều cần nhất lúc này là sự hành động mang tính đột phá, quyết liệt của Chính phủ để tăng tốc xử lý tình thế khó khăn, tạo ra sự bứt tốc cho nền kinh tế đất nước vượt lên.

Việc Quốc hội khóa XV tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ nhất là để thảo luận nhằm đưa ra những quyết sách kịp thời phục vụ cho mục tiêu ấy. Đây là minh chứng rất rõ nét cho sự đổi mới hoạt động của Quốc hội trên tinh thần đồng hành cùng Chính phủ, đảm bảo thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Kỳ họp sẽ xem xét thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; về các giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án đường cao tốc Bắc-Nam; cơ chế đặc thù cho sự phát triển của TP. Cần Thơ để thành phố này phát triển thành trung tâm động lực cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy mới chỉ là năm đầu tiên của nhiệm kỳ nhưng Quốc hội khóa XV đã thể hiện được sự chủ động trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhân dân, với tinh thần “Không bắc nước sôi chờ gạo người” như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nói. Việc ban hành Nghị quyết 30-một nghị quyết chưa có tiền lệ để trao cho Chính phủ một số quyền đặc cách, đặc thù phục vụ kịp thời công cuộc phòng-chống dịch là bước khởi đầu thành công của Quốc hội. Kỳ họp bất thường này thêm một lần nữa thể hiện rất rõ tinh thần đổi mới, chủ động, sáng tạo, đồng hành của Quốc hội khóa XV với Chính phủ vì sự phục hồi và phát triển của đất nước.

 

  ĐÌNH CƯƠNG
 

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.