Quan tâm hỗ trợ hộ nghèo và đối tượng yếu thế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, trao “cần câu” chứ không trao “con cá”, các cấp, ngành đã giúp cho hàng ngàn hộ nghèo, cận nghèo, địa bàn nghèo có thêm điều kiện, phát huy được nội lực, ý chí tự lực, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công bố vào tháng 2-2024, tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước là 2,93%, với 815.101 hộ; tỷ lệ hộ cận nghèo là 2,78%, với 771.235 hộ. Đến hết tháng 9-2024, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93%.

z6146818645987-dbfa4aebf2d13e320e68b9047a305318.jpg
Các hộ nghèo ở xã Ia Ka (huyện Chư Păh) được hỗ trợ bò sinh sản nhằm phát triển kinh tế. Ảnh: K.N

Đó là kết quả mang lại từ các chính sách hỗ trợ, huy động sự chung tay của cả xã hội để giúp đỡ hộ nghèo, hộ khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Đáng chú ý là Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương ngày càng chú trọng mục tiêu không chỉ giúp hộ nghèo được tiếp cận bình đẳng, đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, thông tin. Đây cũng chính là điều đưa Việt Nam trở thành 1 trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, bảo đảm mức sống tối thiểu và thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo, người sống trên địa bàn nghèo. Trong đó, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được xem là trọng điểm trong “cuộc cách mạng” xóa đói, giảm nghèo của nước ta. Với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, trao “cần câu” chứ không trao “con cá”, các cấp, ngành đã giúp cho hàng ngàn hộ nghèo, cận nghèo, địa bàn nghèo có thêm điều kiện, phát huy được nội lực, ý chí tự lực, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Cùng với cả nước, Gia Lai luôn chú trọng công tác chăm lo, giúp đỡ cho hộ nghèo, hộ khó khăn bằng nhiều hình thức, đặc biệt là huy động nguồn lực xã hội hóa. Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “tương thân tương ái”, từ tháng 10-2023 đến hết tháng 9-2024, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã tiếp nhận 39,135 tỷ đồng. Từ nguồn tiền này, có 367 ngôi nhà được xây dựng và sửa chữa; gần 900 lượt người được hỗ trợ chữa bệnh và cấp học bổng; hơn 230 hộ được hỗ trợ sinh kế phát triển sản xuất… Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là điểm nhấn khi tích cực hỗ trợ theo nhu cầu của hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo về giống cây trồng và vật nuôi. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cũng đóng góp nguồn lực không nhỏ cho công tác giảm nghèo. Mới đây, UBND tỉnh đã tiếp nhận hơn 4 tỷ đồng do Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tặng để xây dựng 60 căn nhà cho gia đình chính sách, hộ nghèo tại thị xã An Khê, huyện Kông Chro và Chư Sê.

Nhờ đa dạng các giải pháp, hình thức hỗ trợ, tính đến cuối năm 2024, Gia Lai còn khoảng 23.884 hộ nghèo, chiếm 6,07%. Trong đó, hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là 21.377 hộ, chiếm 12,71%. Năm 2024, hộ nghèo giảm 2,04%; hộ nghèo đồng bào DTTS giảm 4,34%. Toàn tỉnh hiện còn 34.546 hộ cận nghèo; trong đó, đồng bào DTTS là 27.671 hộ, chiếm 16,45%. Gia Lai phấn đấu đến cuối năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 còn 4,05% (giảm 2,02% so với năm 2024); tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS giảm 3%.

z6146784382780-9d8df133b0ad5349ac90f2831e0bad84.jpg
Gia đình ông Puih Ni (thứ 4 từ trái sang; làng Nhao 1, xã Ia Kênh, TP. Pleiku) được hỗ trợ 50 triệu đồng từ nguồn Quỹ "Vì người nghèo" để xây ngôi nhà mới khang trang, vững chãi. Ảnh: K.N

Tết Nguyên đán 2025 đang cận kề. Các cấp bộ, ngành, địa phương lại tập trung xây dựng kế hoạch chăm lo, hỗ trợ gia đình chính sách, hộ nghèo, người khó khăn với tinh thần đảm bảo cho mọi người, mọi nhà đều có điều kiện vui xuân, đón Tết theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 40-CT/TW. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng vừa ban hành Công văn số 2973/UBND-KGVX triển khai phong trào “Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ 2025.​ Theo đó, UBND tỉnh giao Hội Chữ thập đỏ tỉnh chủ trì xây dựng kế hoạch, phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tại địa phương triển khai thực hiện phong trào “Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ 2025 đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong vận động nguồn lực. Chủ động tham mưu cho UBND cùng cấp tổ chức phong trào “Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ 2025 ý nghĩa, thiết thực, góp phần giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, những đối tượng yếu thế trong xã hội trên địa bàn được ấm no trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc…

Giảm nghèo là một mục tiêu lớn, xuyên suốt trên hành trình phát triển của nước ta. Nhờ việc ưu tiên nguồn lực để giúp đỡ hộ nghèo, người khó khăn, đối tượng yếu thế mà hàng chục triệu người đã thoát khỏi cảnh nghèo đói, diện mạo các vùng quê ngày càng khởi sắc, góp phần vào thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước và công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.