Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc có những bước phát triển mạnh mẽ, ổn định

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nhà báo Trung Quốc nhận định quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ, ổn định, tích cực, đặc biệt từ sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên bục nghe quân nhạc cử Quốc thiều hai nước. năm 2022. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên bục nghe quân nhạc cử Quốc thiều hai nước. năm 2022. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Trong thời gian qua, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ, ổn định và tích cực, đặc biệt từ sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 2022.

Đánh giá về những thành tựu trong quan hệ Việt-Nam-Trung Quốc kể từ sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Ngụy Vi - Trưởng Ban Tiếng Việt Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc, cho rằng nhận thức chung đạt được giữa lãnh đạo hai nước đã được thực hiện toàn diện trong một năm qua.

Trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Bắc Kinh, Nhà báo Ngụy Vi nhấn mạnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc sau Đại hội lần thứ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Hai nhà lãnh đạo đã chỉ đạo định hướng phát triển quan hệ Việt-Trung. Năm 2023 cũng là năm đánh dấu 15 năm thiết lập Quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện giữa Việt Nam-Trung Quốc, trao đổi các cấp giữa hai nước ngày càng mật thiết.

Ngày 25/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Diễn đàn Davos mùa Hè, đồng thời thực hiện chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên sau khi giữ chức thủ tướng, đánh dấu quan hệ Việt Nam-Trung Quốc bước vào giai đoạn mới.

Tiếp đó, tháng 10, Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng tham dự Diễn đàn Cấp cao Hợp tác Quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ ba. Đây là chuyến công tác Trung Quốc và cũng là hoạt động đối ngoại đa phương đầu tiên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trên cương vị mới.

Theo Nhà báo Ngụy Vi, những chuyến thăm này là sự tiếp nối hoạt động giao lưu và tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước trong những năm gần đây. Ngoài ra, năm nay hai bên thường xuyên có những chuyến thăm lẫn nhau cấp bộ trưởng trong các lĩnh vực ngoại giao, công an, quân đội, kinh tế-thương mại…, hai bên cùng hợp tác về phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường và chống tham nhũng, thể hiện đầy đủ mối quan hệ cùng có lợi, chung tay phát triển giữa hai nước.

Về những điểm sáng trong hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư thời gian qua, nhà báo Ngụy Vi nhận định Việt Nam-Trung Quốc hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ sáu của Trung Quốc, đứng đầu trong số các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Theo số liệu của Bộ Công Thương Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch thương mại hai nước đã vượt 120 tỷ USD, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc đạt khoảng 42,2 tỷ USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam và cũng là thị trường duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đạt tăng trưởng dương trong 9 tháng đầu năm nay.

Ngoài ra, hợp tác đầu tư giữa hai nước vẫn duy trì đà tăng trưởng. Trung Quốc đã phê duyệt các khoản đầu tư lớn vào Việt Nam trong năm nay. Các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ cao quy mô lớn không ngừng tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực phù hợp với nhu cầu và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam, đưa hợp tác thiết thực giữa hai nước đạt được những kết quả thực chất.

Nhận định về triển vọng hợp tác giữa hai nước thời gian tới, nhà báo Ngụy Vi cho rằng Việt Nam và Trung Quốc có lợi thế là gần gũi về mặt địa lý, ngành nghề bổ sung cho nhau, triển vọng hợp tác giữa hai bên rộng lớn.

Việc đẩy nhanh thúc đẩy kết nối các sáng kiến phát triển khu vực, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược như kết nối, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực mới nổi như thương mại điện tử,… là trọng điểm hợp tác tiếp theo, đặc biệt là Trung Quốc đề xuất sẵn sàng tiếp tục mở rộng nhập khẩu sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam mà các khách hàng Trung Quốc có nhu cầu.

Hợp tác giữa Việt Nam-Trung Quốc còn cần phải làm phong phú giao lưu nhân văn, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa người dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ, xây dựng nền tảng xã hội phát triển quan hệ hai nước.

Có thể bạn quan tâm

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.