Quân đoàn 3: Đổi mới công tác đào tạo, huấn luyện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua, Quân đoàn 3 đã giúp đội ngũ chiến sĩ là người dân tộc thiểu số (DTTS) nhanh chóng hòa nhập vào môi trường mới, đồng thời tạo nguồn cán bộ kế cận khi họ xuất ngũ trở về địa phương.

Đổi mới phương pháp giáo dục

Trong tổng số chiến sĩ mới được Quân đoàn 3 tiếp nhận có khoảng 30% là người DTTS đến từ các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên. Hầu hết các chiến sĩ đều có sức khỏe tốt, khát khao cống hiến để trưởng thành. Tuy nhiên, chiến sĩ là người DTTS thường có trình độ học vấn không đồng đều, nhiều chiến sĩ có khả năng giao tiếp và nhận thức hạn chế, nói tiếng phổ thông chưa thạo. Chính vì thế, nếu không có biện pháp giáo dục, quản lý tốt sẽ có khả năng dẫn đến biểu hiện tự ti, mặc cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, giáo dục cũng như huấn luyện... Trước thực trạng đó, Quân đoàn 3 đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, làm tốt công tác tư tưởng trong quản lý bộ đội cho đội ngũ cán bộ các cấp.

 

Giờ giải lao của các chiến sĩ là người DTTS tại Trung đoàn 48. Ảnh: V.H
Giờ giải lao của các chiến sĩ là người DTTS tại Trung đoàn 48. Ảnh: V.H

Bên cạnh đó, Quân đoàn 3 chỉ đạo các đơn vị, khi giáo dục chính trị kết hợp giữa giảng giải với giới thiệu trực quan, sử dụng trình chiếu Powerpoint, lấy ví dụ chứng minh sát thực tiễn, các câu hỏi đối thoại, bảo đảm dễ nghe, dễ hiễu, dễ nhớ… Trong huấn luyện quân sự, cán bộ phân tích ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm theo, chú trọng động tác thực hành mẫu. Khi tiến hành huấn luyện đối tượng này, cán bộ không nóng vội, gò ép, thiếu khoa học. Chính vì áp dụng đa dạng các biện pháp huấn luyện, giáo dục nên hiệu quả huấn luyện chiến sĩ là người DTTS ngày càng nâng lên, hàng năm có 100% đạt yêu cầu, trong đó có từ 70% đến 78% đạt khá, giỏi.

Nói về công tác giáo dục, huấn luyện chiến sĩ là người DTTS, Trung tá Đặng Thành Tuyên-Chính ủy Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320) cho biết: “Trong quá trình giáo dục, rèn luyện, chúng tôi đã chia thành các nhóm (nhóm lý thuyết yếu, nhóm động tác thực hành yếu), đồng thời phân ra từng đối tượng như chiến sĩ là người dân tộc có gốc ở miền Bắc, miền Trung, chiến sĩ là người dân tộc bản địa, để có phương pháp huấn luyện, rèn luyện phù hợp, hiệu quả”.

Nhanh chóng trưởng thành

Năm 2016, Ksor Tôn (buôn Bir, xã Chư Bă, thị xã Ayun Pa) làm đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Sau 3 tháng huấn luyện, anh được biên chế về Đại đội 7 (Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320). Với sự nỗ lực phấn đấu và đạt được thành tích cao trong công tác, đầu tháng 3-2018, Ksor Tôn là một trong số ít chiến sĩ của Quân đoàn 3 được chuyển chuyên nghiệp. Chúng tôi gặp Ksor Tôn khi anh chuẩn bị đi tham dự lớp tập huấn lái ca nô phục vụ cho nhiệm vụ của đơn vị. Anh tâm sự: “Tôi rất vui vì được ở lại phục vụ lâu dài trong quân đội. Tôi sẽ cố gắng phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao để không phụ lòng giúp đỡ của cán bộ, chỉ huy các cấp”.

Cũng như Ksor Tôn, những chiến sĩ là người DTTS đang công tác tại Quân đoàn 3 đều được tạo điều kiện và giúp đỡ của lãnh đạo, chỉ huy các cấp và đồng đội. Là chiến sĩ người DTTS duy nhất của Tiểu đoàn 21 (Bộ Tham mưu Quân đoàn 3), Ikô Hdơ (phường Thống Nhất, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đak Lak) đã được các đồng đội giúp đỡ từ việc ăn ở, sinh hoạt đến huấn luyện. Ikô Hdơ tâm sự: “Lúc đầu, tôi cũng khá tự ti do mình là người DTTS nên có phần thua kém đồng đội trong việc học tập. Tuy nhiên, được đồng đội giúp đỡ, động viên, được lãnh đạo đơn vị quan tâm nên tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”. Tương tự, Phạm Văn Sa (dân tộc Hrê, quê ở xã Ba Nam, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi; chiến sĩ ở Đại đội 4, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 48) cho biết: “Sau hơn 1 năm phấn đấu, tôi đã được đơn vị cho đi học lớp đối tượng Đảng. Để có kết quả này, tôi đã cố gắng nỗ lực rất nhiều. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa để sớm được đứng vào hàng ngũ của Đảng”.

Từ năm 2017 đến nay, hơn 200 lượt chiến sĩ là người DTTS của Quân đoàn 3 được các cấp khen thưởng, 98 chiến sĩ được kết nạp vào Đảng. Trong 6 tháng đầu năm 2018, Quân đoàn đã cử 264 chiến sĩ là người DTTS đi học lớp khẩu đội, tiểu đội trưởng, nhân viên chuyên môn ở các trường.

Vĩnh Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.