Qua Đak Pơ Kơ…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Giữa những ngày tháng Tư lịch sử về khu 7 năm xưa, trong hành trình của mình chúng tôi không chỉ ôn lại những ngày tháng hào hùng, sẻ chia thực tại mà còn đau đáu mong ước ở tương lai. Qua khỏi cầu Đak Pơ Kơ, chúng tôi đã tới căn cứ Sơ Ró anh hùng năm nào.

Đi cùng năm tháng

Là quê hương của người Bahnar yêu tự do nên khu 7 trong chiến tranh và Kông Chro hiện nay là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng. Nằm trong cái nôi Tây Sơn Thượng đạo, khu 7 nổi tiếng với những di tích lịch sử: Kho tiền, hồ nước ăn, nền nhà ông Nhạc (Nguyễn Nhạc), nối tiếp những chiến công hiển hách trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong xây dựng hòa bình hôm nay, để lại dấu ấn đặc biệt trong dòng chảy thời gian, nhất là từ khi có sự lãnh đạo của Đảng.

Có cảm giác không khí oi nồng không làm cho câu chuyện kém phần hứng khởi và thời gian cũng chẳng thể tàn phá trí nhớ minh mẫn của người cán bộ lão thành, người đảng viên hơn 50 năm tuổi Đảng, đó là bok Truk, người làng Sơ Ró-xã Sơ Ró. Bok Truk tham gia cách mạng từ năm 1948, năm 1959 được kết nạp vào Đảng, năm 1960 làm Bí thư xã, năm 1971 là Huyện ủy viên phụ trách hợp tác miền núi, sau năm 1973 ra Bắc an dưỡng, năm 1975 làm Bí thư 3 xã Đông sông Đak Pơ Kơ cho đến khi về hưu…

 

Cầu Đak Pơ Kơ. Ảnh: L.N
Cầu Đak Pơ Kơ. Ảnh: L.N

Lần giở quá khứ, bok Truk nhớ như in những thời điểm quyết liệt, rừng núi bị bom đạn kẻ thù đốt cháy, không có rẫy có nương bà con sang cả bên Ya Hội (Đak Pơ hiện nay) phát rẫy trồng mì để kiếm cái ăn. Thiếu đói phải ăn măng rừng, củ mài, muối lại càng không, người già, trẻ con đói vàng cả mắt, trông rất tội nghiệp. Ký ức bok Truk lại đưa chúng tôi về với những cán bộ cách mạng, thời chống Pháp có các cán bộ người Kinh là Nay, Phung; Ba Tri, Lê Tam trong chống Mỹ và còn nhiều người khác nữa. Nhiều người như bok Đinh Ơi năm 1970 trong một lần công tác, bị máy bay Mỹ oanh tạc, bok dùng ba lô, tấm đắp và thân mình che miệng hầm chống lựu đạn cay, bảo vệ gần 20 người dân ẩn nấp và bok đã hy sinh vì trúng đạn rốc két của máy bay giặc. “Thức đêm mới biết đêm dài...”, lòng người Bahnar Sơ Ró cũng như khu 7 đối với cách mạng mãi còn lưu truyền sử xanh, mãi còn khiến bao người xúc động. Sau 1954 bị kẻ thù bức hại khốc liệt mà bà con vẫn bí mật san sẻ từng bát gạo cho cán bộ ta, lại còn nhắn nhủ: “Anh em ăn gạo của làng, nếu bị địch bắt thì đừng khai báo mà làm hại dân làng” (Lịch sử Đảng bộ huyện Kông Chro-Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2001).

Khu 7 ngày ấy trải theo thời gian giờ đã đổi thay nhiều mặt. Ban Cán sự Đảng bộ huyện 7 thành lập ngày 15-9-1954 trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng nơi đây đi từ chiến công này đến chiến công khác cho đến ngày toàn thắng năm 1975, khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh. Trải qua hơn 25 năm đổi mới phát triển và hội nhập, ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển khu vực phía Đông Nam của tỉnh.

Trăn trở trên quê hương cách mạng  

Chúng tôi có mặt vào dịp hộ nghèo xã Sơ Ró được cấp bò. Đàn bò có đánh mã số buộc vào bờ rào, chờ người đến nhận. Đợt này, Công ty cổ phần Kinh doanh và Phát triển Miền núi tổ chức cấp 30 con bò (toàn huyện có 6 xã với 140 con), mỗi con trị giá 10 triệu đồng. Bò hơi gầy nhưng nếu chăm sóc tốt, chắc chắn chúng sẽ chóng lớn, khỏe mạnh. Linh-một thanh niên được hỗ trợ bò, tay dắt con bò nhảy cẫng lên vì lạ lẫm, phấn khởi cho biết: Nhà mình ở làng Kpoh. Nhà nghèo lại đông người, đất xấu làm ăn chật vật, cứ thiếu đói miết. Đợt này được hỗ trợ bò là có thêm cơ hội, thêm điều kiện để vươn lên thoát nghèo.  

Lẽ thường người Sơ Ró ai cũng nhận thức phải nỗ lực vươn lên trước khi có người đến giúp. Vì vậy đồng bào luôn chăm chỉ làm ăn, chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Bây giờ là thời điểm bà con thu hoạch vụ Đông Xuân, chuẩn bị sản xuất vụ mùa. Mì chặt khúc phơi khô lăn lóc trên nhiều khoảng đất trống bằng phẳng. Xe mua mì len lỏi vào đến các làng Kpoh, Sơ Ró, Hơ Ya, Groi. Nhưng giá mì đang hạ, chỉ khoảng 3.300-3.400 đồng/kg khô, giảm đến gần 2.000 đồng/kg so với năm trước. Đã thế, thương lái lại còn “khó dễ” hạ giá cho rằng phải “tăng bo” nhiều chuyến khi qua cầu Đak Pơ Kơ làm đội chi phí vận chuyển. Nguyên là cây cầu này bị hư hại do ảnh hưởng bởi cơn bão số 11 năm 2009, giờ đây xe tải trọng lớn không được qua lại. Khói đốt rẫy (dọn rẫy) lưa thưa xuất hiện trên những vạt rừng chúng tôi đi qua. Nắng gắt nhưng gia đình nọ vẫn chăm chỉ vun từng gốc lúa rẫy, gốc mía. Năm nay, Đông Trường Sơn mưa sớm, bà con tranh thủ làm đất, chờ khi mưa nhiều, đủ ẩm thì đồng loạt xuống giống.

 

Thi công đường vào xã Đak Pling. Ảnh: L.N
Thi công đường vào xã Đak Pling. Ảnh: L.N

Bí thư Đảng ủy xã Đinh Văn Luei lật sổ cung cấp: Toàn xã có 610 hộ, 3.566 khẩu (chủ yếu là người Bahnar). Sau nhiều năm phấn đấu phục hóa, xã có gần 2.400 ha đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu trồng mì, bắp lai, lúa rẫy, mía, điều, đậu đỗ các loại. Đàn trâu, bò, dê ngựa trên 2 ngàn con, cùng đàn gia cầm hàng ngàn con. Hệ thống kênh mương thủy lợi tuy nhỏ lẻ nhưng cũng có tác dụng đáp ứng nguồn nước tưới phục vụ sản xuất cho người dân. Nhờ được đầu tư các công trình thủy lợi, tập huấn hướng dẫn sản xuất, áp dụng các mô hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ giống cây-con, vật tư phân bón nên năng suất, chất lượng trong sản xuất nông nghiệp có tăng lên, đời sống của nhân dân được cải thiện căn bản, nạn thiếu đói triền miên đã không còn. Đi đôi, các tập quán lạc hậu, tệ nạn cũng được bài trừ, bãi bỏ. Giao thông đã nối liền trung tâm xã với các thôn, làng cả hai mùa mưa nắng. Chương trình xây dựng nông thôn mới đang được triển khai tích cực, tạo cho địa phương một luồng sinh khí mới.  

Khát vọng đổi thay

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và các chính sách của Nhà nước, đặc biệt là từ sau năm năm 1988 tái lập huyện, cùng với sự huy động toàn lực của huyện, xã, các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án phát triển kinh tế-xã hội đã mang lại những kết quả nhất định. Ngoài các chương trình, kế hoạch của tỉnh, huyện, các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia như 132, 134, 167, 135,… được tích cực lồng ghép thực hiện, góp phần xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện điều kiện sinh hoạt, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa.

Nhưng cũng như nhiều xã vùng sâu, vùng xa khác của khu 7 anh hùng, dẫu đã 37 năm sau ngày giải phóng mà Sơ Ró vẫn chưa thoát được nghèo. Toàn xã hiện còn trên 60% số hộ nghèo và tỷ lệ này của huyện là 47%, Kông Chro vẫn là huyện nghèo nhất, nhì tỉnh, tốc độ phát triển chậm. Chung quy cái sự nghèo của xã, của huyện cũng bởi địa hình chia cắt, thời tiết khắc nghiệt, đất đai bạc màu, hạ tầng yếu kém, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí hạn chế.

Trước thực tế này, đồng chí Nguyễn Phú Lộc-Phó Bí thư Huyện ủy Kông Chro cho rằng: Để phát triển không gì khác là phải làm thay đổi tận gốc rễ phương thức sản xuất và sinh hoạt của bà con nơi đây. Nghĩa là giúp cho bà con hình thành tập quán tích cực từ chuyện làm lụng, sinh đẻ, học hành, khám-chữa bệnh, đi lại, “tích cốc phòng cơ”,... Sự đồng lòng, chung tay của các cấp, các ngành, sự quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước sẽ là chìa khóa cho sự thành công. Trước mắt là nhanh chóng nâng cao trình độ năng lực đội ngũ cán bộ địa phương, theo quan điểm của Bác Hồ “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Bên cạnh đó, Nhà nước cần đầu tư mạnh hơn về cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ và bền vững và có các chương trình, dự án hỗ trợ giúp dân xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất một cách ổn định, lâu dài, căn cơ. “Theo tôi, đây mới là những “đột phá” có tính chất quyết định. Còn đảm bảo quốc phòng-an ninh, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng Đảng thì huyện nhà hoàn toàn có khả năng đảm đương trách nhiệm”-đồng chí Nguyễn Phú Lộc phát biểu như một cam kết.  

 

Ghi chép của: Thất Sơn-Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.