Xuyên qua vùng đất "anh hùng sử ca" - Kỳ 1: Cái tên nhiều thương nhớ...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
LTS: Huyện Bác Ái và Ninh Sơn (Ninh Thuận) là cái nôi, căn cứ địa kiên trung của cách mạng trong những năm trước 1975. Vùng đất này có đông bà con dân tộc Raglai, Churu, K'ho và Kinh đang sinh sống. Núi rừng nơi đây lưu lại nhiều chiến tích lẫy lừng như bẫy đá của Anh hùng Pinăng Tắc thời đánh Mỹ đã đi vào sách giáo khoa...
Vùng đất sơn thủy hữu tình với nhiều thác ghềnh tuyệt đẹp, nơi giáp ranh 3 tỉnh Khánh Hòa - Lâm Đồng - Ninh Thuận, có đàn bò tót lai F1 đang sinh nở... bây giờ ra sao và có tầm chiến lược quan trọng thế nào của tỉnh Ninh Thuận trong công tác thủy lợi, chống khô hạn?
Lên núi ngắm cảnh đồng quê
Trong một lần rong chơi ở TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), tôi nhìn thấy con đường mang tên Pinăng Tắc trên một tuyến phố. Tôi dừng xe máy và lục lại trong trí nhớ, bởi hàng mấy chục năm trước, thuở còn học tiểu học trong môn lịch sử, tôi có học về anh hùng Pinăng Tắc và những trận đánh bằng bẫy đá treo trên sườn núi, khiến quân địch phải khiếp sợ.
Là một người xa quê hơn 40 năm liền, cũng thích khám phá, tìm hiểu truyền thống, tôi cùng nhóm bạn đến từ TP.HCM, quyết làm một chuyến hành trình về thăm quê hương các vị anh hùng vang danh này.

Anh hùng Chamaléa Châu. Ảnh: Thái Sơn Ngọc
Anh hùng Chamaléa Châu. Ảnh: Thái Sơn Ngọc

Người Raglai ở Bác Ái (Ninh Thuận) có nhiều nghi lễ đặc sắc như lễ cưới, lễ bỏ mả, lễ ăn lúa mới… Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ tập tục ngủ thảo độc đáo. Ngủ thảo là ngủ chung với nhau để tỏ tình, để hiểu nhau, rồi yêu nhau. Mức độ ngủ thảo chỉ đến độ ngủ chung trò chuyện và nắm tay và đặc biệt kiêng kị quan hệ ân ái trong lúc ngủ thảo. Nếu cặp đôi nào phạm phải điều kiêng kị trên sẽ bị làng phạt vạ bằng cách lấy roi mây đánh khắp cơ thể...

Năm 2021, chúng tôi khởi hành từ TP.Phan Rang - Tháp Chàm bằng xe gắn máy trên Quốc lộ 27, theo hướng Phan Rang - Đà Lạt. Đi khoảng 40km bên phải có bảng chỉ đường vào huyện Bác Ái.
Anh Nguyễn Anh Tuấn -chuyên viên Phòng hợp tác quốc tế Vườn Quốc gia Phước Bình, ra đầu Quốc lộ 27 đón chúng tôi. Chạy thêm khoảng chục km nữa chúng tôi cảm giác như không muốn siết tay ga vì sợ trôi mất cảnh đẹp hai bên đường. Bởi, đập vào mắt chúng tôi là những đám ruộng đang xanh mượt dưới anh nắng vàng rực rỡ, xa xa là những dãy núi trùng trùng, điệp điệp như che lấy chở cho Bác Ái. Mỗi khi có cơn gió lùa qua, những ngọn lúa xanh gợn lên, rồi nghiên ngã từng đợt như biển bạc đầu sóng vỗ…
Anh Trần Thanh, bạn tôi đến từ Sài Gòn phải thốt lên: "Ôi đẹp quá Bác Ái ơi, nghe tên thôi đã gây cho lữ khách nhiều thương nhớ. Nay tận mắt chứng kiến cảnh đồng quê thanh bình yên ả này thật đáng yêu làm sao…".
Ấn tượng mạnh với chúng tôi là để đến được bẫy đá của anh hùng Pinăng Tắc, chúng tôi phải đi qua con đường độc đạo, ôm lượng theo sườn núi, bên trái là vách núi dựng, bên phải là vực sâu thẳm, dưới nữa là dòng sông Cái thơ mộng với nhiều loài hoa dại đang thi nhau khoe sắc bên bờ. Phía trên triền sông là những đám rẫy của bà con dân tộc Raglai đang trồng chuối, ngô, khoai… đang chuẩn bị thu hoạch.

Cánh đồng lúa trên đường vào huyện Bác Ái: Ảnh Bùi Phụ
Cánh đồng lúa trên đường vào huyện Bác Ái: Ảnh Bùi Phụ

Tục ngủ thảo của đồng bào dân tộc Raglai

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa và các vị lớn tuổi ở tỉnh Ninh Thuận: Tục ngủ thảo của đồng bào Raglai là nét văn hóa độc đáo. Tục lệ này chỉ dành cho các chàng trai, cô gái chưa lập gia đình, không chỉ diễn ra một đêm mà diễn ra một vài đêm hoặc có thể kéo dài từ khi đôi trai gái quyết định tìm hiểu nhau cho tới ngày cưới. Các đêm ngủ thảo sẽ giúp đôi bạn trẻ tâm tình để thấu hiểu nhau, nuôi dưỡng tình yêu bền chặt, nếu tiến tới hôn nhân, vợ chồng sẽ có cuộc sống hòa thuận hơn. Tục lệ này là sự thử thách bản thân cũng như sự tôn trọng nhau của đôi bạn trẻ.

Đôi trai gái được ngủ thảo để tâm tình nhưng không được đi quá giới hạn cho phép. Nếu ai vi phạm sẽ bị làng phạt rất nặng và hai gia đình phải làm lễ cắt lúi, cúi đầu tạ tội trước ông bà tổ tiên vì đã làm xấu mặt dòng họ, làng xóm... Trong quá trình ngủ thảo, nếu đôi trái gái cảm thấy thực sự không thể sống thiếu nhau sẽ xin hai bên gia đình cho phép tiến tới hôn nhân. Ngược lại, nếu không ưng thuận nhau thì chia tay trong êm đẹp, không oán than, giận hờn hay ghét bỏ nhau.

Sau khi gia đình hai bên đồng ý thì cho đôi bạn trẻ tiến tới hôn nhân...

Anh Nguyễn Anh Tuấn cho biết, trước đây con đường này rất khó đi nhưng hơn chục năm trước, nhà nước đầu tư và ngành giao thông phải "xẻ núi" mới có được con đường cho các loại ôtô chạy vào tận nơi Vườn quốc gia.
Anh hùng bắn rơi 7 máy bay Mỹ
Nhà báo Thái Sơn Ngọc (Báo Ninh Thuận đã về hưu), người có nhiều tư liệu quý về các vị anh hùng thời của vùng đất này cho biết, nếu lên Bác Ái mà không ghé thắp hương cho vị anh hùng bắn rơi 7 chiếc máy bay của Mỹ là một thiếu sót của nhóm chúng tôi.
Theo lịch sử của huyện Bác Ái ghi lại và thông tin từ nhà báo Thái Sơn Ngọc, ông Chamaléa Châu, dân tộc Raglai, SN 1940, xã Phước Trung, huyện Bác Ái, đã tham gia du kích xã từ những năm 1960.
Năm 1967, khi làm Xã đội trưởng xã Phước Trung, ông Chamaléa Châu dũng cảm, mưu trí và từng ôm bộc phá đi đánh chặn đường tiến công của địch. Cũng trong thời điểm này, ông đã chỉ huy du kích xã Phước Trung dùng súng trường bắn hạ được 25 chiếc máy bay Mỹ.
Riêng ông Châu đã bắn rơi 7 chiếc đỉnh núi Rã ở phía Bắc xã Phước Trung và trở thành người bắn rơi nhiều máy bay nhất ở huyện Bác Ái.
Ngày 20/12/1994, Chamaléa Châu vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân do lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. 
(Còn nữa)
Theo Bùi Phụ - Đức Cường (Dân Việt)

https://danviet.vn/xuyen-qua-vung-dat-anh-hung-su-ca-ky-1-cai-ten-nhieu-thuong-nho-20211017180140614.htm

Có thể bạn quan tâm

Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi

Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi

Với tính đặc thù và sự khan hiếm nên giá ươi luôn 'nhảy múa' theo mùa vụ. Giá cao khiến ngày càng đông người vào rừng săn ươi, dẫn đến tình trạng khai thác theo kiểu tận diệt, đốn hạ cây ươi để lấy quả, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên ở H.Bù Đăng (Bình Phước).
Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi: Đánh dấu để tỉa cành, chặt hạ

Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi: Đánh dấu để tỉa cành, chặt hạ

Cứ mỗi độ vào mùa, người dân lại đổ xô vào rừng săn lùng quả ươi. Để xí phần, nhóm người săn ươi đánh dấu bằng cách dùng dao, rựa chặt vạt tạo vết trên thân cây hoặc xịt sơn làm ký hiệu; và hầu hết cây ươi bị đánh dấu này đều chung số phận bị chặt hạ, tỉa cành để khai thác ươi.
'Hợp tác xã' của người trẻ - Bài 1: Khởi nghiệp nhờ… ao cá 'ế'

'Hợp tác xã' của người trẻ - Bài 1: Khởi nghiệp nhờ… ao cá 'ế'

“Hợp tác xã” là khái niệm tưởng chừng đã lùi vào “muôn năm cũ”. Tuy nhiên, nhiều người trẻ ở Đà Nẵng khởi nghiệp thành công, không chỉ làm giàu trên chính quê hương mà còn đem lại sinh kế bền vững cho người dân địa phương bằng mô hình kinh tế tập thể từ thời “ông bà anh” này.
GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 2001) đang là Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp sinh thái và Du lịch cộng đồng Hòa Bắc (Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Cô gần như là người trẻ nhất trong HTX, cũng là số ít người trẻ còn ở lại với công việc của một tổ du lịch cộng đồng.
'Bà tiên' gieo hy vọng

'Bà tiên' gieo hy vọng

Đã bước sang tuổi 82 nhưng hằng ngày bác sĩ Đỗ Thúy Nga vẫn làm việc tại Trung tâm Hy Vọng - nơi gần 60 em nhỏ khuyết tật trí tuệ đang được bà và các cô giáo chữa lành, khắc phục dần khiếm khuyết của các em.
Lời ru chim yến…

Lời ru chim yến…

Tôi vẫn tin một quy luật mặc định với những ai có cuộc sống gắn với tồn sinh của tự nhiên, rằng không quý không yêu, không trân trọng tử tế với thiên nhiên, thì cái giá trả không rẻ.