Thoát nghèo nhờ vay vốn chính sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm gần đây, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) mạnh dạn vay vốn tín dụng chính sách để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Từ năm 2016 đến nay, tổng dư nợ từ các chương trình chính sách trên địa bàn huyện Chư Pưh đạt hơn 280 tỷ đồng, trong đó, dư nợ hộ dân tộc thiểu số chiếm trên 70%. Đây là một nguồn lực lớn tiếp sức cho hàng ngàn hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện chăm lo phát triển kinh tế, thoát nghèo.
Ông Nguyễn Khắc Lê-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Pưh-cho biết: “Từ đầu năm 2021 đến nay, chúng tôi đã cho 2.481 lượt hộ vay vốn với tổng dư nợ 86 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay hộ nghèo hơn 8 tỷ đồng; dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo 30 tỷ đồng; dư nợ cho vay hộ cận nghèo 21,06 tỷ đồng; dư nợ cho vay giải quyết việc làm 8,9 tỷ đồng và dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 19,8 tỷ đồng; giải quyết cho hộ dân vay xây dựng 7.515 công trình nước sinh hoạt và nhà vệ sinh…”.
1.Nhiều gia đình ở huyện Chư Pưh vươn lên thoát nghèo nhờ được vay vốn ưu đãi.
Nhiều gia đình ở huyện Chư Pưh vươn lên thoát nghèo nhờ được vay vốn ưu đãi.
2+3. Mấy năm trước, cuộc sống gia đình chị Rah Lan H’Runik (làng Ia Khưng, xã Chư Dôn) rất khó khăn. Năm 2015, chị mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH để mua 4 con bò, 6 con dê, 14 con heo về nuôi. Đến nay, gia đình chị H’Runik đã trả hết nợ vay và được Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện tạo điều kiện cho vay tiếp 50 triệu đồng để phát triển sản xuất. Hiện nay, hộ chị H’Runik đã thoát nghèo; bình quân mỗi năm có thu nhập từ 60-70 triệu đồng.
Mấy năm trước, cuộc sống gia đình chị Rah Lan H’Runik (làng Ia Khưng, xã Chư Dôn) rất khó khăn. Năm 2015, chị mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH để mua 4 con bò, 6 con dê, 14 con heo về nuôi. Đến nay, gia đình chị H’Runik đã trả hết nợ vay và được Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện tạo điều kiện cho vay tiếp 50 triệu đồng để phát triển sản xuất. Hiện nay, gia đình chị H’Runik đã thoát nghèo; bình quân mỗi năm có thu nhập từ 60-70 triệu đồng.

Tương tự, chị Rah Lan H’Hay (làng Ia Khưng, xã Chư Dôn) cũng vay 50 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm để chăn nuôi bò. Đầu năm 2021, chị bán bò được gần 40 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn trồng 1 ha cà phê và nuôi 5 con dê. Đến nay, gia đình chị đã thoát nghèo, tổng thu nhập gia đình từ 50-60 triệu đồng.
Chị Rah Lan H’Hay (làng Ia Khưng, xã Chư Dôn) cũng vay 50 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm để chăn nuôi bò. Đầu năm 2021, chị bán bò được gần 40 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn trồng 1 ha cà phê và nuôi 5 con dê. Đến nay, gia đình chị đã thoát nghèo, tổng thu nhập gia đình từ 50-60 triệu đồng.

6.Đầu năm 2021, gia đình anh Y Blim (làng Hrai Dong, thị trấn Nhơn Hòa) được vay 50 triệu vốn giải quyết việc làm nuôi 14 con dê để thoát nghèo. Anh Blim ho biết:
Đầu năm 2021, gia đình anh Y Blim (làng Hrai Dong, thị trấn Nhơn Hòa) được vay 50 triệu vốn giải quyết việc làm nuôi 14 con dê để thoát nghèo. Anh Y Blim ho biết: "Tôi sẽ cố gắng chăm sóc thật tốt để dê khỏe mạnh, đẻ nhiều, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình ".

7. Chị rah Lan H’Na-Tổ trưởng tổ tiết kiệm làng Ia Khưng, xã Chư Dôn-cho hay: “Hiện nay, chị quản lý khoảng 39 hộ vay, tổng số dư nợ hơn 1,8 tỷ đồng. Bà con dân làng vay tiền dùng để mua bò, dê…, qua đó giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập”.
Chị Rah Lan H’Na-Tổ trưởng tổ tiết kiệm làng Ia Khưng, xã Chư Dôn-cho hay: “Hiện nay, chị quản lý khoảng 39 hộ vay, tổng số dư nợ hơn 1,8 tỷ đồng. Bà con dân làng vay tiền dùng để mua bò, dê…, qua đó giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập”.

8.Năm 2013, ông Kpă Khiết (Plei Kly Phun, thị trấn Nhơn Hòa) đã mạnh dạn vay vốn giải quyết việc làm của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện để đầu tư trồng gần 100 cây mít, 120 cây ổi và 100 cây sầu riêng. Vườn cây ăn quả này hiện cho lợi nhuận mỗi năm trên 100 triệu đồng.
Năm 2013, ông Kpă Khiết (Plei Kly Phun, thị trấn Nhơn Hòa) đã mạnh dạn vay vốn giải quyết việc làm của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện để đầu tư trồng gần 100 cây mít, 120 cây ổi và 100 cây sầu riêng. Vườn cây ăn quả này hiện cho nguồn thu mỗi năm trên 100 triệu đồng.

9.Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Chư Pưh chia sẻ kinh nghiệm sử dụng vốn vay có hiệu quả với người dân trên địa bàn.
Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Chư Pưh chia sẻ kinh nghiệm sử dụng vốn vay có hiệu quả với người dân trên địa bàn.

10.Ông Nguyễn Khắc Lê-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Chư Pưh-cho biết: “Thời gian qua, nguồn vốn vay từ Ngân hang CSXH được người dân sử dụng nguồn vốn chủ yếu vào mua cây con giống, vật nuôi để tăng năng suất và hiệu quả trong lao động. Từ đó, nhiều hộ vay là hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã thoát nghèo và có cuộc sống ổn định”.
Ông Nguyễn Khắc Lê-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Chư Pưh-cho biết: “Thời gian qua, nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH được người dân sử dụng hiệu quả, chủ yếu dùng để mua cây con giống, vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, nhiều hộ vay là hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã thoát nghèo và có cuộc sống ổn định”.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.