Nông thôn Ia Lâu khởi sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đến xã Ia Lâu (huyện Chư Prông) những ngày này, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi những đổi thay nhiều mặt. Không còn những con đường đất trắc trở, cũng không còn những ngôi nhà tạm bợ, thay vào đó là một Ia Lâu khởi sắc, ngập tràn không khí vui tươi khi vừa đạt chuẩn nông thôn mới.
Xã Ia Lâu có 2.182 hộ với 10.395 nhân khẩu, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 92%. Những năm qua, để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), cấp ủy, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân cùng góp công, sức, hiến đất... xây dựng các công trình dân sinh. Đồng thời, xã huy động người dân tham gia chỉnh trang nhà cửa, vườn tược; vệ sinh đường làng, ngõ xóm; làm chuồng trại nuôi nhốt gia súc; lắp điện đường chiếu sáng, làm “Hàng rào xanh”, “Con đường hoa”; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng thu nhập. Đầu năm 2020, xã đã hoàn thành 14/19 tiêu chí về xây dựng NTM.
Hạ tầng giao thông ở xã Ia Lâu được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Anh Huy
Hạ tầng giao thông ở xã Ia Lâu được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Anh Huy
Phó Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Long cho biết: “Trong 5 tiêu chí còn lại, chúng tôi xác định 2 tiêu chí khó thực hiện là nhà ở và thu nhập. Do đó, chúng tôi xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện rất cụ thể”. Các đảng viên phụ trách hộ, các ban, ngành, đoàn thể tập trung tuyên truyền, vận động người dân chung tay thực hiện. Đến cuối năm 2020, xã đã hoàn thiện tiêu chí thu nhập với mức bình quân đạt 41,3 triệu đồng/người/năm. Riêng tiêu chí nhà ở, với 36 nhà ở dột nát, xã tranh thủ các nguồn tài trợ từ ngân hàng và vận động người dân góp sức, góp của để sửa, xây mới các ngôi nhà tạm bợ. Kết quả, đến cuối năm 2020, trên địa bàn không còn nhà tạm, nhà dột nát”. Bên cạnh đó, xã cũng cử nhiều lượt cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn; phối hợp với các phòng chuyên môn của huyện tổ chức tập huấn cho hộ kinh doanh trên địa bàn về vấn đề môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, giai đoạn 2015-2020, xã Ia Lâu đã vận động người dân đóng góp ngày công, tiền của để hoàn thiện gần 11 km đường giao thông nông thôn và 6 km hàng rào công trình công cộng. Ông Nguyễn Văn Thủy (thôn Lũng Vân) bộc bạch: “Bà con mừng lắm. Đường sá khang trang, các cháu đến trường sạch sẽ, vận chuyển hàng hóa cũng thuận tiện”. Ông Thủy cho biết thêm, để hoàn thiện các tuyến đường trong thôn, người dân đã họp bàn và thống nhất đóng góp kinh phí theo khẩu. Mỗi khẩu đóng từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn đồng, tùy từng năm và từng tuyến đường cần hoàn thiện dài hay ngắn. Sau đó, cứ 10-15 hộ hình thành 1 tổ và mỗi tổ đảm nhận từng đoạn đường.
ông Thủy đang tưới nước đoạn đường bê tông vừa mới hoàn thiện
 Ông Nguyễn Văn Thủy (thôn Lũng Vân) đang tưới nước đoạn đường bê tông vừa mới hoàn thiện. Ảnh: Anh Huy
Nhờ được sự đồng thuận, nhất trí cao của người dân nên 100% trục đường từ trung tâm xã đến huyện và hầu hết các trục đường thôn, liên thôn đều được bê tông hóa, cứng hóa. Đường làng, ngõ xóm sáng-xanh-sạch-đẹp. Bà Bùi Thị Tỉnh (thôn Đà Bắc) chia sẻ: “Hưởng ứng phong trào chung sức xây dựng NTM, gia đình tôi cũng như các hộ dân trong thôn trồng nhiều loại hoa ở hai bên đường trước nhà. Trước hết là cải thiện môi trường sống, sau làm cho thôn làng sạch, đẹp. Hoa trước cửa nhà ai thì nhà đó chịu trách nhiệm chăm sóc, cứ 2 tuần 1 lần hội viên phụ nữ trong chi hội cùng nhau chăm sóc, tưới nước, bón phân, nhổ cỏ… Vì vậy, 4 mùa cây cối đều xanh tươi, hoa nở rực rỡ”.
Trao đổi về mục tiêu trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Long thông tin: Hiện tại, xã có 2 thôn, làng đạt chuẩn NTM là Lũng Vân, Đà Bắc. Xã phấn đấu giai đoạn 2021-2025 có trên 70% số thôn, làng đạt chuẩn NTM, trong đó có ít nhất 1 làng đạt chuẩn NTM nâng cao.
ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

'Hợp tác xã' của người trẻ - Bài 1: Khởi nghiệp nhờ… ao cá 'ế'

'Hợp tác xã' của người trẻ - Bài 1: Khởi nghiệp nhờ… ao cá 'ế'

“Hợp tác xã” là khái niệm tưởng chừng đã lùi vào “muôn năm cũ”. Tuy nhiên, nhiều người trẻ ở Đà Nẵng khởi nghiệp thành công, không chỉ làm giàu trên chính quê hương mà còn đem lại sinh kế bền vững cho người dân địa phương bằng mô hình kinh tế tập thể từ thời “ông bà anh” này.
GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 2001) đang là Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp sinh thái và Du lịch cộng đồng Hòa Bắc (Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Cô gần như là người trẻ nhất trong HTX, cũng là số ít người trẻ còn ở lại với công việc của một tổ du lịch cộng đồng.
'Bà tiên' gieo hy vọng

'Bà tiên' gieo hy vọng

Đã bước sang tuổi 82 nhưng hằng ngày bác sĩ Đỗ Thúy Nga vẫn làm việc tại Trung tâm Hy Vọng - nơi gần 60 em nhỏ khuyết tật trí tuệ đang được bà và các cô giáo chữa lành, khắc phục dần khiếm khuyết của các em.
'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn.