Đổ máu để giữ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tình trạng kiểm lâm bị lâm tặc hành hung diễn ra nhiều nơi ở Tây Nguyên. Không ít kiểm lâm đã đổ máu chỉ vì ngăn chặn nạn phá rừng. Xử lý nghiêm đối tượng hành hung lực lượng bảo vệ rừng là việc làm cấp thiết, để không chỉ bảo vệ kiểm lâm mà còn bảo vệ rừng.
Hiện trường kiểm lâm Ngô Lê Nhật Tiến chặn bắt gỗ lậu bị lâm tặc hành hung
Liên tục bị hành hung
Những ngày này, anh em kiểm lâm Vườn quốc gia Yók Đôn (đóng tại Đắk Lắk) đã đến thăm hỏi, động viên anh Ngô Lê Nhật Tiến, Phó Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm số 07, Vườn quốc gia Yók Đôn. Chiều 7-2, anh Tiến và một kiểm lâm khác phát hiện nhóm đối tượng khoảng 9 người dùng xe vận chuyển gỗ lậu. Khi anh yêu cầu dừng lại, các đối tượng không chấp hành mà dùng dao và gậy tấn công. Anh Tiến bị đánh vào mặt gây thương tích, chảy nhiều máu, phải đi cấp cứu.
Ông Phạm Tuấn Linh, Phó Giám đốc phụ trách Vườn quốc gia Yók Đôn, cho biết, trước đó, vào ngày 18-12-2019, khi làm nhiệm chặn bắt vụ khai thác gỗ ở tiểu khu 276, tổ tuần tra Trạm Kiểm lâm số 11 cũng bị lâm tặc tấn công, kiểm lâm Y Thông Chỉ Byă bị đứt gân tay phải nhập viện cấp cứu. Một số cán bộ năng nổ trong công tác bảo vệ rừng cũng bị các đối tượng lâm tặc dùng chất bẩn, xăng ném vào nhà để uy hiếp.
Theo Chi cục Kiểm lâm Kon Tum, tình trạng lực lượng kiểm lâm bị đe dọa khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng vẫn thường xảy ra trên địa bàn. Điển hình là 2 vụ chống người thi hành công vụ trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông và huyện Ia H’Drai. Cụ thể, năm 2019 trên địa bàn huyện Ia H’Drai, trong quá trình truy đuổi, ô tô của kiểm lâm đã bị xe của nhóm lâm tặc tông vào bên hông, làm móp méo, trầy xước, gãy gương chiếu hậu. Năm 2017, nhiều đối tượng mang theo hung khí như mã tấu, gậy, gạch, đá xông thẳng vào chốt liên ngành ở huyện Tu Mơ Rông đập phá tài sản và chửi bới, đe dọa các thành viên của chốt.
Tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, năm 2018, một số đối tượng xin lại gỗ vi phạm bị bắt không được đã chửi bới tổ công tác, sau đó chém 2 nhát vào lưng kiểm lâm Ksor Tý. Có trường hợp, đối tượng giật súng của kiểm lâm khi bị ngăn chặn vận chuyển gỗ. Nhiều kiểm lâm đang công tác ở 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum cho biết, trong quá trình thực thi nhiệm vụ bảo vệ rừng, chuyện họ bị đe dọa diễn ra rất nhiều. Chúng dùng sim rác nhắn tin, gọi điện để “khủng bố” tinh thần anh em kiểm lâm. Tuy nhiên, những vụ việc này chỉ mới dừng lại ở mức độ đe dọa, chưa gây ra hậu quả nên các kiểm lâm chỉ âm thầm tự cảnh giác.
Xử lý nghiêm
Ông Phạm Tuấn Linh, Phó Giám đốc phụ trách Vườn quốc gia Yók Đôn, nhìn nhận, hiện nay các khu vực xung quanh huyện Ea Súp, Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) cũng như vườn quốc gia đang vào thời kỳ cao điểm của mùa khô. Nương rẫy ở những khu vực này bị thiếu nước không canh tác được nên người dân vào rừng tìm kiếm lâm sản cũng như khai thác gỗ về bán. Do đó, áp lực bảo vệ rừng đối với các cán bộ vườn quốc gia càng cao. 
Thời gian qua, giá gỗ trên thị trường tăng mạnh, nhu cầu sử dụng gỗ để kinh doanh, mua bán ngày một cao. Lâm tặc bất chấp thủ đoạn, vào rừng để khai thác trái phép. Gặp kiểm lâm, chúng không ngần ngại chống trả quyết liệt và hành hung lực lượng kiểm tra nhằm tẩu tán tang vật cũng như để thoát thân. Trước tình hình này, Chi cục Kiểm lâm Kon Tum vừa kiến nghị Sở NN-PTNT tham mưu UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo các ngành chức năng điều tra, cương quyết xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản; đồng thời kiến nghị các ngành chức năng phải áp dụng khung hình phạt cao nhất với những đối tượng này.
Theo ông Đỗ Quang Tùng, Quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm, trong các cuộc tập huấn, đơn vị đã yêu cầu lực lượng kiểm lâm phải kiên quyết bảo vệ, kiểm soát, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trong quá trình bảo vệ rừng, phải phối hợp với các bên có liên quan, đồng thời đảm bảo an toàn tối đa tính mạng cũng như tài sản của nhà nước.
“Sau 2 vụ chống người thi hành công vụ ở Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, cục đã cử người trực tiếp làm việc với chính quyền địa phương, các cơ quan thực thi pháp luật, yêu cầu xử lý nghiêm để răn đe. Ngoài ra, các ngành chức năng ở địa phương cần có chính sách quan tâm hơn, tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng”, ông Tùng nói.
Hữu Phúc (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.