Không ngại thay đổi thử thách bản thân, tuân thủ kỷ luật để phấn đấu mỗi ngày, nỗ lực hết mình hướng đến những mục tiêu đã đặt ra là phương châm sống của những sinh viên 5 tốt, học sinh 3 tốt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Tây Nguyên có khoảng 2,5 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên khoảng 2,2 triệu ha, còn lại là rừng trồng; độ che phủ rừng bình quân là 46,19%. Với diện tích rừng hiện có, Tây Nguyên được đánh giá là nguồn hấp thụ và tích lũy carbon để hình thành khối lượng lớn tín chỉ carbon có thể mua bán, tạo ra tiềm năng kinh tế cho doanh nghiệp cũng như người dân.
Dù Thủ tướng Chính phủ tuyên bố đóng cửa rừng đã lâu, nhưng rừng Tây Nguyên đang bị “băm nát“ khắp nơi. Theo thống kê, hiện Tây Nguyên chỉ còn hơn 2,5 triệu hécta rừng, và mất rừng vẫn chưa có điểm dừng.
Rừng Tây nguyên và vùng lân cận nam Trung bộ được xem là giàu nhất cả nước, nhưng giờ đây trên đà trở thành rừng nghèo và rất nhiều trong số đó đã bị xóa sổ.
Theo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), để quản lý bảo vệ rừng Tây Nguyên hiệu quả, cần ổn định tình trạng dân di cư tự do, xác định rõ trách nhiệm của chủ rừng, đơn vị quản lý các cấp; rà soát, điều chỉnh các loại rừng để có giải pháp bảo vệ phát triển rừng…
Ðến nay, khu vực Tây Nguyên có diện tích rừng tự nhiên nhiều nhất nước với 2.557.321 ha đất có rừng, trong đó có 2.206.974 ha rừng tự nhiên. Những năm qua, mặc dù các cấp, các ngành chức năng và chủ rừng các tỉnh trong khu vực đã có nhiều giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR), tuy nhiên, tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn diễn biến phức tạp.
Hàng vạn hécta rừng ở Tây Nguyên đang đối mặt với nguy cơ cháy rừng ở mức rất cao khi bước vào mùa khô hạn nghiêm trọng. Ngành chức năng các tỉnh trong khu vực đang ứng phó, không để mất thêm rừng.
Ngày 22/8, tại TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới (TROPENBOS) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Liên Hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo tăng cường thực thi pháp luật quản lý bảo vệ rừng và lâm sản khu vực Tây Nguyên. Nhiều cơ quan chức năng địa phương, nhà khoa học đã nêu thực trạng, nguyên nhân và giải pháp hữu hiệu giúp phát triển và bảo rừng hiệu quả, bền vững cho khu vực.
Sáng 24/5, tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên, giai đoạn 2016-2030, vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đêm trong rừng Tây Nguyên, bóng tối đặc quánh đến mức có cảm tưởng như đang đi trong khối vật chất tối. Tiếng xào xạc của rừng, tiếng muông thú gọi bầy. Lẫn trong đó là âm thanh xào xào của quân phục đang cọ xát cành le.
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) kết luận, thời gian qua các công ty lâm nghiệp ở Đắk Lắk đã làm mất rừng nghiêm trọng, gây thiệt hại về tiền tương đương cả vạn tỷ đồng, và đã đề nghị lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo công an vào cuộc điều tra, xử lý trách nhiệm hình sự các chủ rừng để mất rừng.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ ngành liên quan kiểm tra, làm rõ thực trạng công tác quản lý đất, rừng tại các tỉnh Tây Nguyên.