Những màu áo xanh "gieo" chữ vùng biên Ea Súp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cùng với công tác tuần tra, kiểm soát bám địa bàn, các chiến sĩ bộ đội biên phòng nhiều năm nay còn tình nguyện “cõng” chữ lên non làm khăng khít thêm nghĩa tình quân dân. Lớp đặc biệt với đủ mọi lứa tuổi được mở ở vùng biên thuộc huyện Ea Súp (tỉnh Đak Lak) phát huy ý nghĩa khi đã xóa mù chữ cho nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và người địa phương.

Học chữ để biết… nhắn tin điện thoại

Bà Lữ Thị Sáng, 58 tuổi, ở thôn 13, xã Ia Rvê, huyện Ea Súp, trước khi trời đổ bóng đã phải sắp xếp công việc ở nhà cho kịp đến lớp do thầy Kiên và thầy Hiếu dạy chữ. Nách kẹp vài cuốn sách bậc tiểu học, tay bà Sáng cầm cây bút bi nhanh bước vào lớp rồi ngồi cặm cụi từng nét chữ. Chúng tôi đứng đằng sau theo dõi cách bà Sáng cầm bút nắn nót từng chữ, rất tập trung, nghiêm túc. Tạm gác bút, bà Sáng giải thích: “Cả đời tôi chỉ biết lam lũ nương rẫy, nuôi mấy đứa con ăn học. Giờ khi cuộc sống ổn định thì bắt đầu tập viết chữ. Phải biết mặt con chữ để còn đi gặp cán bộ mà ký tá giấy tờ!”.

 

Một buổi học do thầy Hiếu và thầy Thọ đứng lớp.
Một buổi học do thầy Hiếu và thầy Thọ đứng lớp.

Đúng 19 giờ, 30 học sinh đủ mọi lứa tuổi lần lượt bước vào lớp học trong tiếng rôm rả bàn tán những phép tính, bảng chữ cái học được trong giờ dạy trước. Hai thầy giáo tuổi tầm 40 trong bộ quân phục lính biên phòng bước vào lớp. Giáo viên đứng giảng dạy lớp xóa mù chữ tại phân hiệu Trường THCS xã Ia Rvê (huyện Ea Súp, tỉnh Đak Lak) là đại úy Phạm Văn Hiếu - Chính trị viên, Phó đồn biên phòng Ea H’leo và trung úy Hoàng Văn Thọ (cùng 34 tuổi, cán bộ đồn biên phòng Ia Rvê).

Lớp học diễn ra gần 15 phút, một học sinh vội vàng chào mọi người bước vào lớp trong sự nhắc nhở của giáo viên. Hỏi ra được biết học sinh này tên Bàng Sinh Kiên, 26 tuổi, một trong số ít nam giới tham gia lớp học. Kiên ngồi bàn cuối cùng một người bạn trong xóm mình ở. Một tiếng cằn nhằn nơi cuối lớp: “Đi học trễ hoài!” Hiểu ý, Kiên giải thích lý do đi học trễ bởi… ru con ngủ. “Quê em ở Cao Bằng. Ngày nhỏ do điều kiện gia đình em khó khăn cộng với trường xa nên không có cơ hội đi học” - Kiên kể. Rồi những năm 90, gia đình Kiên đi kinh tế mới vào khu vực tỉnh Đắk Lắk sinh sống. Vợ Kiên may mắn biết chữ nên giải quyết các công việc liên quan đến ký các loại giấy tờ. Riêng Kiên quanh năm trên nương rẫy, xoay xở tiền bạc để nuôi gia đình. “Ở nhà, vợ biết chữ mà em lại không biết lắm lúc cũng xấu hổ. Có khi con đau ốm mà vợ vắng nhà, mình đi mua thuốc cũng chẳng đọc rõ tường chữ hướng dẫn. Rồi vợ nhắn tin điện thoại không đọc được. Ngượng quá nên em quyết tâm đi học để xóa mù chữ” - Kiên tâm sự.

Người dân ở xã Ia Rvê đã biết đọc, biết viết nhờ sự tận tình hướng dẫn của thầy Hiếu, thầy Thọ thì ai cũng biết. Thế nhưng vận động người dân đến lớp ngày đầu thật sự không dễ dàng, bởi các “học sinh” đủ mọi lứa tuổi, có khi còn lớn tuổi hơn giáo viên nên tính lúc bướng bỉnh, lúc nghiêm túc...

Lớp học bỗng tĩnh lặng, chỉ nghe tiếng thì thầm mượn giấy bút sau phần bài tập viết thầy Hiếu giao giữa giờ. Dẫn chúng tôi ra phía hành lang, thầy Hiếu chia sẻ, hồi mới phụ trách công tác dân vận ở các thôn cánh đông xã Ia Rvê này, các chiến sĩ biên phòng như thầy nhận thấy bà con nhiều người không biết chữ, nhận thức không cao. Từ thực tế trên, thầy cùng đồng đội là trung úy Thọ chia sẻ ý tưởng mở lớp xóa mù chữ giúp bà con. “Ngay khi chúng tôi đề xuất, chỉ huy đơn vị liền đồng ý ngay” - thầy Hiếu nhớ lại.

Thầy Thọ chia sẻ thêm, khó khăn bước đầu để tổ chức lớp học là công tác tuyên truyền vận động người mù chữ đến lớp tham gia học: “Người dân xưa nay vốn chỉ quanh năm lo miếng cơm, manh áo, thời gian buổi tối là khoảng thời gian lo công việc nhà và nghỉ ngơi chuẩn bị cho một ngày làm việc tiếp theo nên để vận động bà con sắp xếp thời gian tham gia đến lớp là một điều vô cùng vất vả”. Vậy các thầy đã có cách gì khiến bà con thay đổi nhận thức và đến lớp - tôi hỏi. Thầy Thọ nói, đó là phương châm mưa dầm, thấm lâu - có nghĩa các thầy áp dụng mọi bài học thực tiễn.

“Ngoài thực hiện các nhiệm vụ công tác, với vai trò thầy giáo, chúng tôi phải luôn vừa tổ chức duy trì lớp học, vừa đến từng nhà học viên để tuyên truyền, vận động đến lớp, đồng thời vừa là người trực tiếp lên lớp giảng dạy cho bà con. Sau mỗi buổi học, chúng tôi còn lồng ghép nội dung tuyên truyền việc chấp hành mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, an ninh - quốc phòng cho mọi người” - thầy Thọ kể.

 

Từ năm 2012 đến nay, đại úy Hiếu và trung úy Thọ tố chức giảng dạy, xóa mù chữ được 2 lớp với 53 học viên ở xã Ia Rvê.
Từ năm 2012 đến nay, đại úy Hiếu và trung úy Thọ tố chức giảng dạy, xóa mù chữ được 2 lớp với 53 học viên ở xã Ia Rvê.

Trò học thầy, thầy học trò

Địa bàn xã Ia Rvê có hơn 20 dân tộc anh em, ngoài các dân tộc bản địa như Êđê, M’nông, còn có đồng bào miền núi phía bắc di cư vào như Thái, Tày, Nùng, Mông... Cuộc sống lam lũ, cái nghèo đeo bám nên nhiều người trong xã đến nay không có điều kiện học tiếng phổ thông. “Không biết tiếng phổ thông nên lời thầy giảng nhiều học sinh ngớ người ra” - thầy Hiếu kể. Để “học sinh” dễ tiếp cận bài giảng, các thầy phải nhờ một số học sinh khóa trước dịch các ngôn ngữ trong bài giảng sang tiếng dân tộc thiểu số. Và bản thân các thầy dạy học tại lớp đặc biệt này cũng tự trang bị thêm một số thứ tiếng của đồng bào cơ bản để nói chuyện, diễn giải bài học cho bà con dễ hiểu hơn…

Từ năm 2012 đến nay, đại úy Phạm Văn Hiếu và trung úy Hoàng Văn Thọ đã tổ chức giảng dạy, xóa mù chữ được 2 lớp với 53 học viên ở xã Ia Rvê, hiện đơn vị đang khảo sát để tiếp tục mở lớp mới. Một trong những niềm vui của thầy Hiếu và thầy Thọ là sau thời gian kiên trì bám lớp, trên địa bàn xã đã cơ bản đảm bảo kế hoạch xóa mù chữ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Không chỉ có dạy học, kết thúc mỗi khóa học, học sinh đều được tổ chức thi bài bản. Theo lời đại úy Phạm Văn Hiếu, các thầy trước đây từng phối hợp với nhà trường trên địa bàn, Phòng Giáo dục đào tạo huyện Ea Súp tổ chức thi kết thúc chương trình xóa mù chữ. Việc tổ chức thi kết thúc chương trình được tổ chức nghiêm túc nhằm đánh giá chất lượng học viên tham gia lớp học. Niềm vui đến với những người thầy mang quân hàm xanh là tất cả học viên của lớp đều khá, đạt yêu cầu và được Phòng Giáo dục phát chứng chỉ chứng nhận.

“Hiện nay bản thân tôi đã chuyển về công tác tại đơn vị, địa bàn khác, với những ý nghĩa của việc nâng cao trình độ dân trí trên địa bàn xã biên giới, để nhân rộng mô hình lớp xóa mù chữ. Hiện tại bản thân đã hoàn thiện hồ sơ chuẩn bị mở thêm 1 lớp xóa mù chữ tại địa bàn xã Ia Lốp nhằm đẩy lùi tình trạng mù chữ đối với một số bà con trên địa bàn biên giới và góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, giúp bà con ổn định cuộc sống, gắn bó với biên giới” - thầy Thọ chia sẻ.

Nói về những đóng của của 2 người lính trẻ góp phần vào việc xóa mù chữ trên địa bàn, ông Lê Thanh Hải - Bí thư Đảng ủy xã Ia Rvê - nói: “Xã Ia Rvê thuộc diện đặc biệt khó khăn, 70% hộ nghèo, nhiều người dân không có điều kiện đến trường. Chương trình xóa mù chữ của bộ đội biên phòng rất thiết thực, giúp bà con biết đọc, biết viết, biết tính toán để áp dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, góp phần đáng kể vào việc cải thiện cuộc sống người dân trên địa bàn”.

Trần Hữu/laodong

Có thể bạn quan tâm

'Hợp tác xã' của người trẻ - Bài 1: Khởi nghiệp nhờ… ao cá 'ế'

'Hợp tác xã' của người trẻ - Bài 1: Khởi nghiệp nhờ… ao cá 'ế'

“Hợp tác xã” là khái niệm tưởng chừng đã lùi vào “muôn năm cũ”. Tuy nhiên, nhiều người trẻ ở Đà Nẵng khởi nghiệp thành công, không chỉ làm giàu trên chính quê hương mà còn đem lại sinh kế bền vững cho người dân địa phương bằng mô hình kinh tế tập thể từ thời “ông bà anh” này.
GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 2001) đang là Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp sinh thái và Du lịch cộng đồng Hòa Bắc (Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Cô gần như là người trẻ nhất trong HTX, cũng là số ít người trẻ còn ở lại với công việc của một tổ du lịch cộng đồng.
Lời ru chim yến…

Lời ru chim yến…

Tôi vẫn tin một quy luật mặc định với những ai có cuộc sống gắn với tồn sinh của tự nhiên, rằng không quý không yêu, không trân trọng tử tế với thiên nhiên, thì cái giá trả không rẻ.
'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.