Hồi giáo cực đoan ở Đông Nam Á - Kỳ 1: Chiến sự Marawi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ ngày 23-5, giao tranh ác liệt diễn ra tại thành phố Marawi 200.000 dân trong khu tự trị Hồi giáo Mindanao. Quân đội Philippines đã triển khai pháo binh, xe tăng và máy bay tấn công bọn khủng bố Hồi giáo có liên hệ với IS.

“Em và các con cẩn thận đừng rời khỏi nhà nhé!”. Hôm 24-5, ông Aliasgar Ibrahim, 42 tuổi, nói lời cuối với người vợ đang mang thai và sáu người con trước khi ông cùng hai người vợ khác và các con họ tản cư khỏi Marawi (tỉnh Lanao del Sur, miền Nam Philippines).

 

Quân khủng bố ở miền nam Philippines.
Quân khủng bố ở miền nam Philippines.

2.000 dân mắc kẹt giữa làn đạn

Aliasgar Ibrahim dẫn gia đình chạy sang thành phố Saguiaran cạnh Marawi tạm lánh trong trại tạm cư. Trên đường di tản, tận mắt ông nhìn thấy nhiều tên khủng bố nấp dọc đường dẫn vào thành phố.

Hầu hết người dân Marawi đã tản cư. Marawi như thành phố chết nhưng vợ con ông Ibrahim đòi ở lại giữ nhà vì họ tin rằng vài hôm nữa sẽ ngưng tiếng súng.

Tại trại tạm cư, nghe nói quân đội đánh nhau ác liệt với bọn khủng bố, ông Ibrahim biết tình hình sẽ còn căng thẳng. Ông rất muốn về nhà đưa vợ con thoát thân.

Trả lời kênh truyền hình ABS-CBN News cuối tuần trước sau buổi cầu kinh trong ngày đầu tiên của tháng Ramadan, ông vừa khóc vừa nói: “Thực sự tôi đã định quay về nhà nhưng rất khó. Tôi không biết có thể đi an toàn hay không... Tôi cũng không biết họ còn sống hay đã chết”.

Không thể liên lạc với người thân bằng điện thoại hay Internet, mấy đêm liền ông trằn trọc không ngủ được khi nghĩ đến tình cảnh người thân mắc kẹt giữa làn tên mũi đạn.

Đến cuối tuần rồi, 10 trại tạm cư ở thành phố Saguiaran đã đón tổng cộng 2.040 người trong khi hàng ngàn người khác tạm cư ở thành phố Iligan, trong đó có chị Ibralyn Macaraguit. Chị hi vọng chiến sự kết thúc sớm để có thể về nhà cầu nguyện trong tháng Ramadan thiêng liêng này.

2.000 người dân không kịp tản cư còn bị kẹt giữa vùng chiến sự. Chính quyền địa phương cho biết: “Họ gửi tin nhắn, gọi điện thoại van nài đưa lực lượng đến ứng cứu nhưng chúng tôi không thể, đơn giản vì chúng tôi không thể vào khu vực đó được... Một số người đang thiếu thực phẩm. Họ lo sợ bị trúng đạn hay bị máy bay không kích nhầm”.

Đức Hồng y kêu gọi cứu con tin

Sau sáu ngày giao tranh, tính đến ngày 29-5 đã có 97 người thiệt mạng, trong đó có 61 phần tử khủng bố, 15 binh sĩ, 2 cảnh sát và 19 dân thường bị bọn khủng bố sát hại.

Người phát ngôn quân đội giải thích: “Chúng tôi muốn tránh thiệt hại ngoài dự kiến nhưng quân nổi loạn ép chúng tôi khi chúng cứ nấp trong nhà dân, cơ quan nhà nước và các cơ sở khác”.

Cuối tuần trước, quân đội Philippines đã thông báo sẽ tăng cường ném bom tại một số khu phố trong Marawi. Hôm 26-5, với sự hậu thuẫn của các giám mục phụ trách ở Mindanao, Đức hồng y Orlando Quevedo đã công bố thông cáo chung với tiêu đề “Chúng ta hãy tìm đường đến hòa bình”.

Thông cáo chung kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân vô tội chết ở Marawi và cầu Chúa bảo vệ các gia đình tản cư.

Thông cáo này cũng lên án các hành vi khủng bố đã xảy ra như đốt nhà, cơ quan nhà nước, nhà thờ cũng như bắt cóc con tin trong nhà thờ.

Đức Hồng y Quevedo đã kêu gọi phiến quân không làm hại con tin và kêu gọi các giới chức Hồi giáo dùng ảnh hưởng của mình để giải cứu các con tin nguyên vẹn.

 

Quân đội truy lùng bọn khủng bố ở Marawi.
Quân đội truy lùng bọn khủng bố ở Marawi.

“IS đã có mặt ở đó!”

Chiến sự bùng nổ ở Marawi từ ngày 23-5. Quân đội mở chiến dịch bắt giữ Isnilon Hapilon, phó tướng nhóm Abu Sayyaf, thủ lĩnh IS (tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng) ở Philippines.

Mỹ đã treo giá tên này 5 triệu USD. Bọn khủng bố điên cuồng trả đũa. Chúng đốt phá nhà cửa, xông vào nhà thờ chánh tòa bắt giữ linh mục Teresito Suganob và nhiều giáo dân, treo cờ IS rồi cố thủ trong thành phố.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ban bố thiết quân luật trên đảo Mindanao hôm 23-5. Năm phút trước khi hết thời hạn 48 tiếng, ông Duterte đã gửi thông báo dài bảy trang cho quốc hội giải thích về quyết định ban bố thiết quân luật.

Ông khẳng định có các tay súng thánh chiến nước ngoài cùng phiến quân hai nhóm Maute và Abu Sayyaf đang bị bao vây ở Marawi. Chúng chọn Marawi làm mục tiêu vì đây là địa bàn lý tưởng dùng làm bàn đạp tấn công các địa phương khác trên đảo Mindanao.

Mục đích tấn công Marawi nhằm kiểm soát toàn bộ Mindanao để thiết lập nhà nước Hồi giáo và diễn biến tại Marawi là âm mưu của các nhóm phiến quân câu kết với IS ở Trung Đông. Ông Duterte nhấn mạnh: “IS đã có mặt ở đó!”.

Để chứng minh chiến sự ở Marawi là hành vi xâm lược, ông Duterte dẫn chứng các nhóm Hồi giáo cực đoan địa phương đã củng cố mạng lưới, câu kết với các nhóm Hồi giáo cực đoan nước ngoài và các phần tử xấu ở Mindanao. Chúng tấn công trại giam, cắt nguồn điện, phục kích cảnh sát, đốt chốt gác cảnh sát.

Các tay súng nước ngoài

Tại cuộc họp báo hôm 26-5, người phát ngôn quân đội Philippines xác nhận các tay súng nước ngoài mang quốc tịch Malaysia, Indonesia và Singapore đang đánh nhau với quân đội tại Marawi và một số tên đã bị tiêu diệt.

Luật sư José Calida, cố vấn pháp luật của Bộ Tư pháp Philippines, khẳng định: “Chuyện xảy ra ở Mindanao không còn là vụ nổi loạn của công dân Philippines mà đã trở thành cuộc chiến xâm lược của bọn khủng bố nước ngoài hưởng ứng lời hô hào của IS”.

Một ngày sau khi bọn khủng bố tấn công Marawi, hai vụ đánh bom tự sát đã xảy ra tại trạm xe buýt Kampung Melayu ở Jakarta (Indonesia) và IS đã nhận trách nhiệm. Một trong hai kẻ đánh bom thuộc nhóm Jemaah Ansharut Daulah (ủng hộ IS).

Tại Kuala Lumpur (Malaysia), Phó thủ tướng Ahmad Zahid Hamidi khẳng định vụ tấn công ở Marawi ngày 23-5, vụ đánh bom tại Indonesia ngày 24-5 và vụ nổ bom ngày 22-5 tại quân y viện Bangkok đều có bàn tay của IS.

Vì sao miền nam Philippines lại được IS ngắm nghía làm nơi lập nhà nước Hồi giáo?

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.