Thảng thốt trước "biển đá" kỳ lạ ở cù lao Câu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cù lao Câu (Hòn Cau) là hòn đảo nhỏ vẫn giữ được vẻ đẹp đặc trưng cùng với những nét hoang sơ với biển xanh, cát trắng, nắng vàng

Cù lao Câu​ (nằm trên địa bàn xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) được đánh giá là vùng biển có các rạn san hô còn giữ được độ bao phủ cao, cùng nhiều loài cá biển trú ngụ. Đây cũng là nơi rùa biển thường lên đẻ trứng. Là một trong 16 khu bảo tồn biển được đánh giá là khu bảo tồn đẹp nhất Việt Nam.

Nằm cách đất liền chừng 7 hải lý, vào những ngày biển êm, thuyền chạy ra đảo khoảng 40 phút. Để đến được Cù lao Câu, du khách có thể thuê tàu cá của ngư dân hoặc đi nhờ các tàu chở nước ngọt và lương thực thực phẩm ra đảo.

Cù lao Câu có những bãi đá với đủ các hình khối kỳ thú, đá ở đây hằng hà sa số, nhiều hình thù kỳ dị và màu sắc biến đổi theo ánh sáng... Những bãi tắm ở Cù lao Câu không chỉ đẹp mà vẫn còn giữ được những nét hoang sơ. Sức hút mạnh nhất của Cù lao Câu có lẽ chính là ở nét hoang sơ, gần như vắng bóng người quanh năm. Vẻ đẹp của Cù lao Câu chắc chắn sẽ hấp dẫn nhiều du khách và là một hành trình khám phá đầy thú vị.

 

Cù lao Câu với những bãi biển và dải cát hoang sơ trải dài quanh đảo.
Cù lao Câu với những bãi biển và dải cát hoang sơ trải dài quanh đảo.
Cù lao Câu có những bãi đá với đủ các hình khối kỳ thú.
Cù lao Câu có những bãi đá với đủ các hình khối kỳ thú.
Hình ảnh khá độc đáo của các khối đá.
Hình ảnh khá độc đáo của các khối đá.
Biển xanh, nắng vàng luôn hấp dẫn khách.
Biển xanh, nắng vàng luôn hấp dẫn khách.

Theo Báo Bình Thuận

Có thể bạn quan tâm

Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi

Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi

Với tính đặc thù và sự khan hiếm nên giá ươi luôn 'nhảy múa' theo mùa vụ. Giá cao khiến ngày càng đông người vào rừng săn ươi, dẫn đến tình trạng khai thác theo kiểu tận diệt, đốn hạ cây ươi để lấy quả, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên ở H.Bù Đăng (Bình Phước).
Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi: Đánh dấu để tỉa cành, chặt hạ

Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi: Đánh dấu để tỉa cành, chặt hạ

Cứ mỗi độ vào mùa, người dân lại đổ xô vào rừng săn lùng quả ươi. Để xí phần, nhóm người săn ươi đánh dấu bằng cách dùng dao, rựa chặt vạt tạo vết trên thân cây hoặc xịt sơn làm ký hiệu; và hầu hết cây ươi bị đánh dấu này đều chung số phận bị chặt hạ, tỉa cành để khai thác ươi.
'Hợp tác xã' của người trẻ - Bài 1: Khởi nghiệp nhờ… ao cá 'ế'

'Hợp tác xã' của người trẻ - Bài 1: Khởi nghiệp nhờ… ao cá 'ế'

“Hợp tác xã” là khái niệm tưởng chừng đã lùi vào “muôn năm cũ”. Tuy nhiên, nhiều người trẻ ở Đà Nẵng khởi nghiệp thành công, không chỉ làm giàu trên chính quê hương mà còn đem lại sinh kế bền vững cho người dân địa phương bằng mô hình kinh tế tập thể từ thời “ông bà anh” này.
GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 2001) đang là Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp sinh thái và Du lịch cộng đồng Hòa Bắc (Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Cô gần như là người trẻ nhất trong HTX, cũng là số ít người trẻ còn ở lại với công việc của một tổ du lịch cộng đồng.
'Bà tiên' gieo hy vọng

'Bà tiên' gieo hy vọng

Đã bước sang tuổi 82 nhưng hằng ngày bác sĩ Đỗ Thúy Nga vẫn làm việc tại Trung tâm Hy Vọng - nơi gần 60 em nhỏ khuyết tật trí tuệ đang được bà và các cô giáo chữa lành, khắc phục dần khiếm khuyết của các em.
Lời ru chim yến…

Lời ru chim yến…

Tôi vẫn tin một quy luật mặc định với những ai có cuộc sống gắn với tồn sinh của tự nhiên, rằng không quý không yêu, không trân trọng tử tế với thiên nhiên, thì cái giá trả không rẻ.