4 năm lượm rác về làm... Cafe bus

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhằm lan truyền cảm hứng bảo vệ môi trường, một nhóm người trẻ đã cho ra đời quán cà phê làm từ xe buýt phế liệu, thu hút khá đông khách đến trải nghiệm.
Quán cà phê xe buýt thu hút nhiều khách đến trải nghiệm - Ảnh Chi Linh
Quán cà phê xe buýt thu hút nhiều khách đến trải nghiệm - Ảnh Chi Linh
Tái sinh rác thải
Quán cà phê đặc biệt ấy mang tên Hanoi Bus Cafe, nằm ngay bãi đỗ xe bên cạnh siêu thị Coopmart (quận Hà Đông, Hà Nội). Không gian bên trong quán là 1 chiếc xe buýt cũ 48 chỗ ngồi đã được tháo dỡ động cơ và toàn bộ ghế ngồi, thay vào đó là 4 bộ bàn ghế gỗ. Bên phải lòng xe buýt phục vụ cà phê cho khách và bên trái là một dãy bàn dài trưng bày rất nhiều đầu sách, trong đó, một phần sách do khách hàng mang tới ủng hộ quán.
Giá sách cũng được làm từ những sản phẩm handmade, tạo ra không gian đọc vô cùng phong phú và sáng tạo. Khu vực buồng lái trước đây được cải tạo thành khu pha chế đồ uống, vệ sinh cốc chén.
 Quán được bài trí bắt mắt với không gian xanh thân thiện với môi trường - Ảnh Chi Linh
Quán được bài trí bắt mắt với không gian xanh thân thiện với môi trường - Ảnh Chi Linh
Ngoài không gian bên trong xe bus, quán còn bố trí rất nhiều bàn ghế tận dụng không gian bên ngoài thoáng đãng làm chỗ ngồi, đặc sắc không kém với những chậu hoa xinh xắn, xô nhựa tái chế, xích đu ngộ nghĩnh, được tái sử dụng từ lốp xe cũ…
Đặc biệt, tất cả đồ vật được trang trí và sử dụng trong quán đều là đồ tái chế. Đó cũng là điểm thu hút riêng của quán cà phê này. Chiếc ghế ngồi làm bằng thùng sơn, kệ gỗ đựng sách, chiếc lồng đèn bọc vải vụn thừa, chậu cây làm từ chai nhựa… Menu của quán cũng được in trên đĩa nhạc cũ.
 Những sản phẩm tái chế được được thiết kế trong không gian đọc sách thú vị -  Ảnh Chi Linh
Những sản phẩm tái chế được được thiết kế trong không gian đọc sách thú vị - Ảnh Chi Linh
4 năm lượm rác về làm quán
Chia sẻ về ý tưởng mở quán cà phê độc đáo này, anh Nguyễn Đức Sâm, chủ quán, cho biết ý tưởng mở quán bằng đồ tái chế được anh và nhóm bạn nghĩ ra từ 4 năm trước. Để có một quán cà phê ấn tượng, hoàn chỉnh như bây giờ, nhóm đã phải trăn trở rất lâu, thử nghiệm rất nhiều lần các mô hình khác nhau. Bởi mô hình cà phê này còn mới lạ, thời gian đầu duy trì được khá khó khăn.
"Các thiết kế và sản phẩm của quán là do nhóm tự tay lượm về làm, với mong muốn là truyền thông điệp bảo vệ môi trường”, anh Sâm nói.
Cũng theo anh Sâm, quán đang hướng tới bảo vệ môi trường hơn nữa, bằng kế hoạch thay ống hút nhựa bằng ống hút giấy hoặc ống hút gạo, và đựng cốc giấy cho những phần đồ uống mua mang về.
Nhiều bạn trẻ đến đây để trải nghiệm và ủng hộ lối sống xanh - Ảnh Chi Linh
Nhiều bạn trẻ đến đây để trải nghiệm và ủng hộ lối sống xanh - Ảnh Chi Linh
Theo ghi nhận, hiện tại quán cà phê độc đáo này thu hút rất đông giới trẻ đến trải nghiệm. Anh Trần Hoàng Sơn (35 tuổi), khách quen của Hanoi Bus Cafe 2 năm nay, chia sẻ: “Tôi thường tới quán vào dịp cuối tuần hoặc các ngày nghỉ. 
Không gian ở đây thoải mái, đồ uống phù hợp. Ở đây tối thứ 5 hàng tuần hoặc thi thoảng cuối tuần lại có biểu diễn âm nhạc ngẫu hứng, rất thú vị”.
Lần đầu đến quán, Đỗ Như Phương (21 tuổi, phường Trung Hòa,  quận Cầu Giấy, Hà Nội), cho biết: “Mình biết đến quán cà phê này là do một người bạn thân giới thiệu. Đây là lần đầu mình trải nghiệm không gian này và cảm thấy rất mới lạ, thú vị. Từ những vật dụng nhỏ xinh đến những biến tấu tận dụng mọi thứ từ tự nhiên. Ý tưởng tái chế đồ nhựa của quán cũng rất hay. Mình nhất định sẽ quay lại”.
Theo chị Triệu Kim Phượng (22 tuổi), nhân viên phục vụ của quán, sau khoảng 4 năm hoạt động, lượng khách giờ đây đã ổn định (khoảng 80 - 100 khách/ngày). Vào những ngày thường, quán đa phần phục vụ khách quen, khách vãng lai đến Coopmart mua sắm. Còn cuối tuần, các gia đình tới quán rất đông với mong muốn cho các bạn nhỏ trải nghiệm không gian quán cà phê mới lạ.
Các bé đến đây có không gian đọc sách, đọc truyện, vẽ tranh và chơi nhạc cụ. Ngoài ra, bố mẹ còn dạy con trẻ tìm hiểu và sử dụng những đồ tái chế thân thiện với môi trường. 
Quán Hanoi Bus Cafe mở cửa từ 7 - 23 giờ hàng ngày và phục vụ cả năm, trừ mùng 1 tết. Đồ uống ở quán khá giống các quán cà phê thông thường, với sinh tố, đá xay, các loại cà phê đen, sữa, đá… Giá từ 25.000 - 40.000 đồng/ly.
Chi Linh (thanhnien)
.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.