Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.

Chăn nuôi chồn hương (cầy vòi hương) thương phẩm đang được xem là nghề giàu tiềm năng khi nhu cầu thị trường đối với mặt hàng này tương đối cao. Nắm bắt nhu cầu của thị trường, tháng 2-2021, gia đình chị Hậu bắt tay nuôi thử nghiệm vài cặp chồn hương. Đến năm 2023, gia đình lập trại nuôi chồn hương tại làng Bông Phun. Dù khởi nghiệp muộn, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, trại chồn hương của gia đình chị Hậu được người trong nghề đánh giá cao.

Từ đàn chồn hương đầu tiên với 15 con giống, đến nay, trang trại của gia đình chị Hậu nuôi hơn 100 con, trong đó có 60 con bố mẹ. Năm 2023, gia đình đã xuất bán hơn 100 con chồn hương giống và chồn hương thương phẩm ra thị trường, mang lại doanh thu hơn 500 triệu đồng.

Chị Hậu chia sẻ: “Chồn hương có đặc tính ngủ ngày, ăn đêm, nguồn thức ăn rất dễ tìm như: chuối, trứng, đầu gà, cá... Trước khi nuôi, tôi đã tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các trang trại chăn nuôi lớn tại các tỉnh, thành như: Bình Định, Đắk Lắk, Bình Dương, Đà Nẵng. Theo tôi, có 3 vấn đề luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt là con giống phải mạnh khỏe, không có mầm bệnh; môi trường chăn nuôi sạch sẽ và nguồn thức ăn đảm bảo vệ sinh thực phẩm”.

Với đàn chồn hương hơn 100 con, gia đình bà Thủy Thị Hồng Hậu thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ảnh: H.B

Với đàn chồn hương hơn 100 con, gia đình bà Thủy Thị Hồng Hậu thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ảnh: H.B

Với việc luôn theo sát quá trình sinh trưởng của đàn, quản lý chặt chẽ theo từng giai đoạn (sơ sinh, tách đàn, phối giống, sinh sản); đồng thời, kiểm soát nguyên nhân, yếu tố nhiễm bệnh nên đàn chồn hương của gia đình bà Hậu sinh trưởng, phát triển tốt. “Chi phí thức ăn thấp nhưng chồn hương có đặc tính rất nhạy cảm, dễ nhiễm bệnh. Nhiều trường hợp con mẹ không biết nuôi con nên gia đình phải chủ động can thiệp tách mẹ, đưa con sơ sinh về chăm sóc cho cứng cáp, phát triển tốt mới cho nhập đàn”-chị Hậu phân tích.

Chồn hương không được xếp vào Sách đỏ Việt Nam nhưng lại có tên trong phụ lục của Công ước CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động-thực vật hoang dã nguy cấp) nên mọi hoạt động chăn nuôi chồn của gia đình bà luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, được cơ quan chức năng cấp phép đăng ký kinh doanh, cấp mã trại chăn nuôi, kiểm tra định kỳ vệ sinh thú y, báo cáo Kiểm lâm địa bàn khi chồn sinh sản và xuất bán ra thị trường.

Không chỉ tập trung phát triển chăn nuôi, gia đình chị Hậu luôn sẵn sàng mở cửa trang trại để mọi người đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Nhận thấy được tiềm năng từ chăn nuôi chồn hương, ông Lê Đình Vinh (làng Groi, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang) đã tìm đến trang trại mua 2 con giống. Ông cho biết: “Sau khi tìm hiểu kỹ các thông tin thì tôi quyết định nuôi chồn hương vì phù hợp với điều kiện về thời gian, tài chính của gia đình. Tôi mua con giống ở trang trại bà Hậu là để thuận tiện đi lại học hỏi kinh nghiệm. Nếu mình nuôi bài bản và đi đúng hướng thì khả năng thu hồi vốn nhanh, hiệu quả kinh tế cao”.

Hiện nay, giá chồn hương giống trên thị trường dao động trong khoảng 3-4 triệu đồng/con loại 2-3 tháng tuổi; chồn hương hậu bị khoảng 10 triệu đồng/con; chồn hương thương phẩm 1,5-2,5 triệu đồng/kg.

AnhPhạm Văn Tiên (làng Jut 2, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) cho hay: “Mấy năm trước, tôi phải tới huyện An Lão (tỉnh Bình Định) mới có nguồn giống cung cấp. Qua tìm hiểu các hội nhóm nuôi chồn hương, tháng 5-2023, tôi mua 5 con cái và 1 con đực ở trang trại của chị Hậu. Khi mua giống, tôi được bà Hậu chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật nên đàn chồn hương phát triển tốt và chuẩn bị sinh sản lứa đầu tiên”.

Trò chuyện cùng P.V, chị Hậu cho biết thêm: Không chỉ dừng lại ở mô hình chăn nuôi chồn hương thương phẩm, gia đình đang tìm tòi, thử nghiệm thêm hướng đi mới trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu thô cho cà phê chồn. Năm 2023, gia đình đã thu hoạch được hơn 20 kg cà phê chồn nguyên liệu và bán được với giá 500 ngàn đồng/kg.

Có thể bạn quan tâm

Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với đức tính năng động và sáng tạo, anh Cao Đình Khánh-Bí thư Chi Đoàn thôn Ia Lâm Tốk (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) đã trở thành điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi ở địa phương. Hiện nay, mô hình đa cây đem lại cho gia đình anh nguồn thu nhập mỗi năm trên 600 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Sinh viên làm pin từ vỏ chuối

Sinh viên làm pin từ vỏ chuối

Gần nửa năm cùng nhau đi thu gom vỏ chuối, rồi trải qua hàng trăm lần gửi trả về mẫu đo đạc, nhóm sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội và Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã chế tạo thành công Pin Lithium từ phế phẩm nông nghiệp.
Cẩn trọng với 'hướng nghiệp tâm linh' trên TikTok

Cẩn trọng với 'hướng nghiệp tâm linh' trên TikTok

Cách đây một năm, dư luận dậy sóng trước thông tin một số ngành nghề bị các nhà sáng tạo nội dung TikTok (TikToker) nhận xét là "vô dụng nhất", "dễ thất nghiệp", "không có tương lai". Đến nay, xu hướng tìm hiểu ngành nghề qua TikTok vẫn sôi động, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
“Lính kho” đam mê nghiên cứu khoa học

“Lính kho” đam mê nghiên cứu khoa học

(GLO)- Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Đặng Bá Hiền-Nhân viên thủ kho (Cục Kỹ thuật, Quân đoàn 3) có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng vào công tác được cấp trên đánh giá cao. Nhiều năm liền, anh đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.