Chị H'Ngui có thu nhập ổn định từ đặc sản rượu cần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ chịu khó, ham học hỏi, chị H'Ngui (SN 1977, làng Têng 2, xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) có thu nhập khá từ sản phẩm rượu cần, khoảng 100 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí.

Chị H'Ngui cho biết: Do không có nghề nghiệp và không có đất sản xuất nên từ năm 2021 trở về trước, vợ chồng chị phải đi làm thuê làm mướn. Gia đình lúc nào cũng trong tình trạng túng thiếu.

Năm 2021, chị H'Ngui được cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Tân Sơn tuyên truyền về phong trào phụ nữ khởi nghiệp. Biết bà ngoại và mẹ chị làm được rượu cần, cán bộ Hội LHPN xã đã đến nhà động viên, khích lệ chị học cách làm và bắt đầu khởi nghiệp bằng sản phẩm đặc sản địa phương này.

Chị H'Ngui khởi nghiệp thành công từ đặc sản rượu cần. Ảnh: K.N

Chị H'Ngui khởi nghiệp thành công từ đặc sản rượu cần. Ảnh: K.N

Chị H'Ngui kể: “Ban đầu, tôi nhờ mẹ chỉ cho cách làm. Sau đó, tôi về nhà tự mày mò tìm hiểu thêm. Tôi cũng đã dành thời gian hơn 1 năm để thử đi thử lại hàng trăm lần mới tìm ra được bí quyết riêng, biết được cách cân đo, đong đếm lượng men cần dùng, độ nóng của cơm thế nào là vừa đủ, lượng trấu để ủ thì cần bao nhiêu. Đấy là chưa kể làm rượu cho phụ nữ uống một công thức, rượu cho đàn ông uống lại cần công thức khác”.

Cũng theo chị H'Ngui, hiện nay, một số người chạy theo lợi nhuận nên bằng cách nào đó, mới chỉ ủ rượu khoảng 3 ngày là đã xuất bán. Việc ủ chưa đủ ngày sẽ khiến rượu không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo sức khỏe người dùng. Còn rượu của chị phải ít nhất 11 ngày mới đem ra sử dụng. “Tôi luôn coi trọng sức khỏe của khách hàng nên không bao giờ dám lơ là trong lúc làm rượu. Tôi sẽ quyết tâm gắn bó với nghề này”-chị H'Ngui chia sẻ.

Mọi nỗ lực sẽ đều được đền đáp xứng đáng. Rượu của chị H'Ngui dần được nhiều người biết đến, không chỉ cung cấp cho làng, cho xã mà đã vươn ra một số tỉnh, thành khác, nhiều nhất là TP. Hồ Chí Minh. Chị thường làm rượu từ 3 loại gạo là gạo thường, nếp trắng, nếp cẩm; dung tích 6 lít, 8 lít và 10 lít. Thời điểm chị bán nhiều nhất là dịp Tết với khoảng 200 ghè. Còn ngày bình thường, chị bán 4-10 ghè/ngày với giá trung bình 130-700 ngàn đồng/ghè.

Chị Thái Thị Loán-Chủ quán tại thôn Tiên Sơn 1 (xã Tân Sơn) cho biết: “Tôi thường lấy rượu cần của chị H'Ngui về bán. Khách hàng của tôi rất yên tâm khi sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Nhiều người khen rượu cần của chị H'Ngui và mua thêm nhiều lần nữa”.

Thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” của Chính phủ, Hội LHPN tỉnh đã triển khai cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” năm 2023. Nhằm đưa rượu ghè truyền thống của địa phương thành sản phẩm hàng hóa cung ứng ra thị trường, Hội LHPN xã Tân Sơn đã động viên, hỗ trợ chị H'Ngui xây dựng ý tưởng, đề án khởi nghiệp. Kết quả, ý tưởng đạt giải khuyến khích.

Nói về chị H'Ngui, chị Nguyễn Thị Hồng-Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Sơn không tiếc lời khen: “Chị H'Ngui là người chăm chỉ, chịu khó, ham học hỏi và có ý chí thoát nghèo rất mạnh mẽ. Rượu chị H'Ngui làm rất ngon, song vẫn chưa biết cách bán, chưa biết hướng đưa sản phẩm ra thị trường. Vì vậy, Hội đã tạo điều kiện để chị tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm.

Hiện nay, rượu cần của chị H'Ngui đã có lượng khách hàng khá ổn định, có thời điểm không ủ kịp rượu để bán. Không chỉ làm rượu cần, chị H'Ngui còn chủ động nuôi heo, gà để cải thiện thu nhập”.

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.