Bí quyết của cô chủ 27 tuổi 'đốn tim' giới trẻ ở Cần Thơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một tiệm trà mới toanh ở TP Cần Thơ đang gây sự chú ý với cách phục vụ đồ uống trong những ống tre xanh thay vì ly nhựa.

Tiệm trà nhỏ trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) của chị Nguyễn Thanh Hương (27 tuổi) tuy mới mở bán vài tháng nhưng đã được nhiều khách trong giới trẻ biết đến. Đặc biệt của tiệm trà này là thức uống đựng trong ống tre thay cho ly nhựa.

Ly uống nước được làm bằng những ống tre.

Ly uống nước được làm bằng những ống tre.

Ý tưởng sáng tạo này không chỉ giúp tiệm trở nên nổi bật, đồng thời còn thể hiện tinh thần thân thiện với môi trường mà Hương hằng mong muốn.

"Để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, tôi đã dày công tìm kiếm nguồn cung cấp ống tre chất lượng. Sau nhiều lần tham khảo, tôi quyết định mua các ống tre dài khoảng 16 cm, rộng 5 cm từ tỉnh Đắk Lắk. Với thân tre to, ruột rỗng và được gọt giũa đẹp mắt, những ống tre này trở nên phù hợp để sử dụng thay thế cho ly nhựa thông thường" – Hương chia sẻ.

Khi mới mua về, ống tre xanh mướt nhưng vẫn còn mang nhiều bụi bẩn. Chị Hương phải hết sức tỉ mỉ trong khâu vệ sinh trước khi đem ra phục vụ khách hàng. Đầu tiên, các ống tre được ngâm trong nước sạch và tẩy rửa để loại bỏ lớp bụi bẩn bám bên ngoài và dùng bàn chải cứng để chà từng ống tre, đảm bảo không còn bất cứ vết bẩn nào.

Thức uống được đựng trong ống tre đã qua vệ sinh rất kỹ.

Thức uống được đựng trong ống tre đã qua vệ sinh rất kỹ.

Quy trình vệ sinh ống tre không dừng lại ở đó. Khi rửa sạch, Hương phải đem ống tre phơi dưới nắng cho đến khi hoàn toàn khô ráo. Bởi với sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên như ống tre này, nếu còn sót lại chút nước thì rất dễ bị mốc, hư hỏng.

Vì vậy, quy trình phơi nắng phải được chị Hương lặp lại mỗi ngày để đảm bảo ống tre luôn được tươi mới, an toàn khi phục vụ cho khách hàng. Theo lời chị Hương, mỗi lần mua ống tre nhập về số lượng đủ dùng trong 2-3 ngày, khi nào bán hết mới đặt tiếp để cho tre có độ tươi mới.

Việc khởi nghiệp của chị Hương gặp thuận lợi khi được nhiều khách hàng đón nhận.

Việc khởi nghiệp của chị Hương gặp thuận lợi khi được nhiều khách hàng đón nhận.

Mỗi ngày bán từ 70-100 ống tre đựng thức uống, vượt xa sự mong đợi của cô chủ trẻ.

Mỗi ngày bán từ 70-100 ống tre đựng thức uống, vượt xa sự mong đợi của cô chủ trẻ.

Hương bộc bạch: "Tuy mỗi ngày tiệm mở từ 14-21 giờ nhưng tôi bán được từ 70-100 ống tre đựng các loại thức uống, vượt xa sự mong đợi. Được sự góp ý của khách hàng, tôi cũng thay ống hút nhựa bằng ống hút giấy".

Chị Trần Thị Thanh Thủy, sinh viên một trường đại học ở Cần Thơ, cho biết chị là khách hàng quen của tiệm trà này bởi chị thích lối sống xanh nên rất ủng hộ cách kinh doanh của Hương. "Sau khi dùng hết nước, tôi tận dụng ống tre để trang trí bàn học của mình. Với hình dáng thon dài, ống tre có thể được sử dụng để đựng bút, bút chì màu, tẩy,... giúp bàn học trở nên gọn gàng, ngăn nắp hơn" - chị Thủy bày tỏ.

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.