Kiếm tiền triệu nhờ làm tiểu cảnh sen đá

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngoài bán lẻ cây sen đá, một số người trẻ còn kết hợp lại làm thành tiểu cảnh đẹp mắt, từ đó thu hút được khách hàng.

Sắp xếp sen đá theo thứ tự từ lớn đến nhỏ

Điển hình như cô nàng Nguyễn Thanh Tú (29 tuổi), ngụ tại Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, cũng chuyển đổi hình thức kinh doanh bán lẻ cây sen đá sang làm tiểu cảnh.

Trước đây, Tú thích các dòng sen đá như: đột biến, cổ thụ rồi quyết định kinh doanh bán lẻ. Tuy nhiên, về lâu dài nhu cầu khách hàng muốn tạo một không gian tiểu cảnh nên Tú bắt đầu tập "trộn" nhiều loại sen đá và xương rồng lại với nhau tạo thành khu vườn thu nhỏ.

Tú còn trang trí thêm những ngôi nhà và các con thú nhỏ xung quanh tiểu cảnh sen đá cho sản phẩm thêm hấp dẫn.

Một "khu vườn" thu nhỏ với nguyên liệu là sen đá và xương rồng. Ảnh: THANH TÚ

Một "khu vườn" thu nhỏ với nguyên liệu là sen đá và xương rồng. Ảnh: THANH TÚ

Tú thường dùng những dòng sen đá như: dạ liên đài tím, ruby đỏ, kim cương, pha lê, kim tuyến… để làm thành tiểu cảnh.

"Việc sắp xếp sen đá thành tiểu cảnh sẽ được triển khai từ ý tưởng thực tế ngoài thiên nhiên rồi thu nhỏ lại. Ưu tiên sắp xếp sen đá theo thứ tự từ lớn đến nhỏ để tiểu cảnh trong hài hòa hơn. Đa phần những cây sen đá làm tiểu cảnh thường là các dòng khác nhau, từ đó góp phần cho sản phẩm thêm sinh động", Tú cho hay.

Tú sáng tạo tiểu cảnh sen đá với lồng chim. Ảnh: THANH TÚ
Tú sáng tạo tiểu cảnh sen đá với lồng chim. Ảnh: THANH TÚ
Giá vài trăm ngàn đồng cho một sản phẩm tiểu cảnh sen đá. Ảnh: THANH TÚ
Giá vài trăm ngàn đồng cho một sản phẩm tiểu cảnh sen đá. Ảnh: THANH TÚ

"Để tiểu cảnh sen đá đẹp, thu hút khách hàng theo mình cần lưu ý một số vấn đề về màu sắc, chủng loại đa dạng và các phụ kiện trang trí dễ thương, bắt mắt", Tú nói thêm.

Giá trung bình mỗi tiểu cảnh sen đá của Tú là từ 100.000 - 600.000 đồng. "Ngoài bán sen đá lẻ, trung bình mỗi tháng mình tiêu thụ hàng chục chậu tiểu cảnh, thu về gần 9 triệu đồng", Tú bộc bạch.

Kiếm được hơn 1 triệu đồng/ngày từ sản phẩm tiểu cảnh

Mong muốn sáng tạo, nâng cao giá trị kinh tế, Nguyễn Minh Nhật, ngụ tại P.9, TP. Đà Lạt, đã kết hợp sen đá với nhiều nguyên liệu như: lũa, đá… từ đó tạo thành các "bức tranh thiên nhiên" khác nhau.

"Giá tiểu cảnh sen đá dao động từ vài trăm đến hơn 1 triệu đồng/sản phẩm. Ngoài bán lẻ sen đá, mình còn kiếm được hơn 1 triệu đồng mỗi ngày từ sản phẩm tiểu cảnh", Nhật bộc bạch.

Sen đá kết hợp với lũa. Ảnh: MINH NHẬT

Sen đá kết hợp với lũa. Ảnh: MINH NHẬT

Theo Nhật cần hiểu về đặc tính của từng dòng sen đá để kết hợp với nhau sao cho thuận tiện, đẹp và dễ chăm sóc. Như thế, tiểu cảnh sen đá mới "tỏa sáng" nhất có thể.

"Để một tiểu cảnh đẹp thì phải có những chậu sen đá chất lượng như: bộ rễ khỏe, các tầng lá khít nhau...", Nhật cho hay.

"Việc chăm sóc sen đá cần có môi trường đủ điều kiện nắng gió. Và quan trọng nữa, giá thể trồng phải là loại chuyên dụng đã được xử lý. Nếu không thì sau này cây sẽ phát sinh bệnh rất nhiều", Nhật cho hay.

Nhật làm đa dạng các tiểu cảnh sen đá. Ảnh: MINH NHẬT
Nhật làm đa dạng các tiểu cảnh sen đá. Ảnh: MINH NHẬT

Theo Nhật, thường ở khu vực có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm càng nhiều thì màu sắc của sen đá sẽ đẹp. Vì khi đó cây này bị "stress" nên phải thay đổi màu để thích nghi với điều kiện khắc nghiệt.

"Sen đá bị hư gốc, rễ nên không hút được dinh dưỡng cũng tạo "stress" mà đổi màu. Nhưng biểu hiện màu sắc không tươi, về sau lá sẽ nhăn nheo và khô dần. Quá trình này cũng kéo dài vài tháng và nếu không để ý thì sen đá sẽ chết. Khi gặp trường hợp này, chúng ta phải cắt bỏ phần gốc hư rồi trồng lại sẽ cứu được cây", Nhật cho lời khuyên.

Những tiểu cảnh sen đá tuyệt đẹp của Nhật. Ảnh: MINH NHẬT

Những tiểu cảnh sen đá tuyệt đẹp của Nhật. Ảnh: MINH NHẬT

Cũng theo Nhật, để sen đá được có màu đẹp nhất thì cần phải hội tụ đủ 2 yếu tố môi trường sống và cách chăm sóc. "Môi trường sống cần đủ nắng và gió. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm càng lớn thì cây "stress" càng nhiều. Điều này quyết định màu sắc nhạt, đậm của cây", Nhật nói.

Về cách chăm sóc sen đá, Nhật cho hay người làm cần nên chọn chậu vừa vặn, không quá to so với cây. Vấn đề này là do kinh nghiệm của vườn trong thực tế. "Vì khi chậu to thì lượng đất nhiều. Khi tưới độ ẩm sẽ nhiều làm dư nước và cũng có thể khiến cây chết úng...", Nhật nói.

Có thể bạn quan tâm

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.