Kiếm tiền triệu nhờ làm tiểu cảnh sen đá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngoài bán lẻ cây sen đá, một số người trẻ còn kết hợp lại làm thành tiểu cảnh đẹp mắt, từ đó thu hút được khách hàng.

Sắp xếp sen đá theo thứ tự từ lớn đến nhỏ

Điển hình như cô nàng Nguyễn Thanh Tú (29 tuổi), ngụ tại Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, cũng chuyển đổi hình thức kinh doanh bán lẻ cây sen đá sang làm tiểu cảnh.

Trước đây, Tú thích các dòng sen đá như: đột biến, cổ thụ rồi quyết định kinh doanh bán lẻ. Tuy nhiên, về lâu dài nhu cầu khách hàng muốn tạo một không gian tiểu cảnh nên Tú bắt đầu tập "trộn" nhiều loại sen đá và xương rồng lại với nhau tạo thành khu vườn thu nhỏ.

Tú còn trang trí thêm những ngôi nhà và các con thú nhỏ xung quanh tiểu cảnh sen đá cho sản phẩm thêm hấp dẫn.

Một "khu vườn" thu nhỏ với nguyên liệu là sen đá và xương rồng. Ảnh: THANH TÚ

Một "khu vườn" thu nhỏ với nguyên liệu là sen đá và xương rồng. Ảnh: THANH TÚ

Tú thường dùng những dòng sen đá như: dạ liên đài tím, ruby đỏ, kim cương, pha lê, kim tuyến… để làm thành tiểu cảnh.

"Việc sắp xếp sen đá thành tiểu cảnh sẽ được triển khai từ ý tưởng thực tế ngoài thiên nhiên rồi thu nhỏ lại. Ưu tiên sắp xếp sen đá theo thứ tự từ lớn đến nhỏ để tiểu cảnh trong hài hòa hơn. Đa phần những cây sen đá làm tiểu cảnh thường là các dòng khác nhau, từ đó góp phần cho sản phẩm thêm sinh động", Tú cho hay.

Tú sáng tạo tiểu cảnh sen đá với lồng chim. Ảnh: THANH TÚ

Tú sáng tạo tiểu cảnh sen đá với lồng chim. Ảnh: THANH TÚ

Giá vài trăm ngàn đồng cho một sản phẩm tiểu cảnh sen đá. Ảnh: THANH TÚ

Giá vài trăm ngàn đồng cho một sản phẩm tiểu cảnh sen đá. Ảnh: THANH TÚ

"Để tiểu cảnh sen đá đẹp, thu hút khách hàng theo mình cần lưu ý một số vấn đề về màu sắc, chủng loại đa dạng và các phụ kiện trang trí dễ thương, bắt mắt", Tú nói thêm.

Giá trung bình mỗi tiểu cảnh sen đá của Tú là từ 100.000 - 600.000 đồng. "Ngoài bán sen đá lẻ, trung bình mỗi tháng mình tiêu thụ hàng chục chậu tiểu cảnh, thu về gần 9 triệu đồng", Tú bộc bạch.

Kiếm được hơn 1 triệu đồng/ngày từ sản phẩm tiểu cảnh

Mong muốn sáng tạo, nâng cao giá trị kinh tế, Nguyễn Minh Nhật, ngụ tại P.9, TP.Đà Lạt, đã kết hợp sen đá với nhiều nguyên liệu như: lũa, đá… từ đó tạo thành các "bức tranh thiên nhiên" khác nhau.

"Giá tiểu cảnh sen đá dao động từ vài trăm đến hơn 1 triệu đồng/sản phẩm. Ngoài bán lẻ sen đá, mình còn kiếm được hơn 1 triệu đồng mỗi ngày từ sản phẩm tiểu cảnh", Nhật bộc bạch.

Sen đá kết hợp với lũa. Ảnh: MINH NHẬT

Sen đá kết hợp với lũa. Ảnh: MINH NHẬT

Theo Nhật cần hiểu về đặc tính của từng dòng sen đá để kết hợp với nhau sao cho thuận tiện, đẹp và dễ chăm sóc. Như thế, tiểu cảnh sen đá mới "tỏa sáng" nhất có thể.

"Để một tiểu cảnh đẹp thì phải có những chậu sen đá chất lượng như: bộ rễ khỏe, các tầng lá khít nhau...", Nhật cho hay.

"Việc chăm sóc sen đá cần có môi trường đủ điều kiện nắng gió. Và quan trọng nữa, giá thể trồng phải là loại chuyên dụng đã được xử lý. Nếu không thì sau này cây sẽ phát sinh bệnh rất nhiều", Nhật cho hay.

Nhật làm đa dạng các tiểu cảnh sen đá. Ảnh:MINH NHẬT

Nhật làm đa dạng các tiểu cảnh sen đá. Ảnh:MINH NHẬT

Theo Nhật, thường ở khu vực có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm càng nhiều thì màu sắc của sen đá sẽ đẹp. Vì khi đó cây này bị "stress" nên phải thay đổi màu để thích nghi với điều kiện khắc nghiệt.

"Sen đá bị hư gốc, rễ nên không hút được dinh dưỡng cũng tạo "stress" mà đổi màu. Nhưng biểu hiện màu sắc không tươi, về sau lá sẽ nhăn nheo và khô dần. Quá trình này cũng kéo dài vài tháng và nếu không để ý thì sen đá sẽ chết. Khi gặp trường hợp này, chúng ta phải cắt bỏ phần gốc hư rồi trồng lại sẽ cứu được cây", Nhật cho lời khuyên.

6- Những tiểu cảnh sen đá tuyệt đẹp của Nhật. Ảnh: MINH NHẬT

Cũng theo Nhật, để sen đá được có màu đẹp nhất thì cần phải hội tụ đủ 2 yếu tố môi trường sống và cách chăm sóc. "Môi trường sống cần đủ nắng và gió. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm càng lớn thì cây "stress" càng nhiều. Điều này quyết định màu sắc nhạt, đậm của cây", Nhật nói.

Về cách chăm sóc sen đá, Nhật cho hay người làm cần nên chọn chậu vừa vặn, không quá to so với cây. Vấn đề này là do kinh nghiệm của vườn trong thực tế. "Vì khi chậu to thì lượng đất nhiều. Khi tưới độ ẩm sẽ nhiều làm dư nước và cũng có thể khiến cây chết úng...", Nhật nói.

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Từ những thực vật hoang dại, nhưng với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, nhiều startup đã cho ra đời những sản phẩm bất ngờ. Không chỉ nâng tầm giá trị tài nguyên sẵn có, họ còn tạo cơ hội đưa sản phẩm vươn xa.

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.