Tận dụng kinh nghiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có thể thấy sau hơn 6 năm triển khai, án lệ đã đi vào đời sống pháp lý, nâng cao vai trò xét xử của tòa án, góp phần hoàn thiện pháp luật, đảm bảo sự công bằng, giảm thiểu oan sai.

Theo Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng thẩm phán TAND tối cao lựa chọn và được Chánh án TAND tối cao công bố là án lệ để các tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.


 

 Hội thảo ứng dụng và phát triển án lệ tại TAND hai cấp TP.HCM. Ảnh: Song Mai
Hội thảo ứng dụng và phát triển án lệ tại TAND hai cấp TP.HCM. Ảnh: Song Mai



Trên thế giới, án lệ có từ rất lâu và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tư pháp của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, án lệ mới được triển khai và áp dụng. Từ ngày 6.4.2016 (ngày công bố 6 án lệ đầu tiên) đến nay, Chánh án TAND tối cao đã công bố 52 án lệ và thêm 4 án lệ mới đã được thông qua ngày 6.9.2022 (chưa được công bố).

Tại Hội thảo ứng dụng và phát triển án lệ tại TAND hai cấp TP.HCM mới đây, đại diện TAND TP.HCM cũng cho biết tính đến ngày 18.8, đã có 69 bản án, quyết định có áp dụng án lệ.

Có thể thấy sau hơn 6 năm triển khai, án lệ đã đi vào đời sống pháp lý, nâng cao vai trò xét xử của tòa án, góp phần hoàn thiện pháp luật, đảm bảo sự công bằng, giảm thiểu oan sai. Việc áp dụng án lệ còn tạo được sự bình đẳng trong việc xét xử các vụ án có tính chất tương tự như nhau.

Tuy vậy phải thừa nhận rằng số lượng án lệ tại Việt Nam hiện nay chưa tương xứng. Nguyên nhân có thể kể đến do tỷ lệ 1,5% án hủy, sửa đã tạo cho thẩm phán tâm lý e dè, không không dám sáng tạo theo pháp luật trong nhận định. Ngoài ra, cần có khen thưởng, đãi ngộ cho thẩm phán có án lệ.

Trung bình mỗi năm cả nước có 300.000 bản án và riêng tại TP.HCM là 60.000 bản án. Các thư ký tòa, thẩm phán là người trực tiếp tiếp nhận, giải quyết các hồ sơ, vụ việc; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nên sẽ nắm bắt rõ để đề xuất án lệ.

Ngoài việc “khen thưởng, đãi ngộ cho thẩm phán có án lệ”, theo người viết, còn là tận dụng kinh nghiệm thực tiễn, quá trình tiếp cận hồ sơ, xét xử và đưa ra bản án của các thẩm phán, với mục tiêu giúp pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn chỉnh, tiến bộ.

Theo Song Mai (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Từ chức khi không đủ khả năng, uy tín

Từ chức khi không đủ khả năng, uy tín

Quy định 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, ĐV giai đoạn mới (gọi tắt là Quy định) do TBT Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành ngày 9-5-2024 gồm 6 điều với 21 điểm, quy định cụ thể các yêu cầu, tiêu chí chuẩn mực đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên. 
'Thỏi nam châm' bán dẫn

'Thỏi nam châm' bán dẫn

Với gần 15,19 tỷ USD vốn đăng ký, 10,84 tỷ USD vốn đã giải ngân trong 6 tháng đầu năm 2024 (mức thực hiện cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua), hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục khẳng định vị thế “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Không thể để 'luật ngầm' tồn tại

Không thể để 'luật ngầm' tồn tại

Vấn nạn tài xế xe điện đòi ăn hoa hồng, thậm chí ngang nhiên tự nâng giá hải sản ở các cửa hàng kinh doanh nhằm 'móc túi' du khách đã xuất hiện và tồn tại từ nhiều năm nay ở các khu du lịch biển ở Thanh Hóa, không những khiến du khách bức xúc, mà ngay cả những người bán hải sản hết sức bức xúc.
Hành trình từ trái tim đến trái tim

Hành trình từ trái tim đến trái tim

Chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" được ấp ủ, "hoài thai" trong một chuyến hải trình dài thăm các chiến sĩ Trường Sa và nhà giàn DK trên thềm lục địa phía Tây Nam của Tổ quốc vào khoảng tháng 4-2015.
Nguồn động viên mới

Nguồn động viên mới

Tại kỳ họp 7, Quốc hội đã thông qua nghị quyết kỳ họp, trong đó đồng ý thực hiện các nội dung cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1-7, theo đề nghị của Chính phủ.