Trách nhiệm giải trình về quy hoạch treo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quy hoạch là công cụ quan trọng để quản lý phát triển trong tầm nhìn trung hạn và dài hạn, nhưng nếu không đi kèm với các quy định chặt chẽ về trách nhiệm giải trình của cơ quan lập và phê duyệt quy hoạch thì nghịch cảnh quy hoạch treo là điều khó tránh khỏi.

Trước hết là dân khổ. Có nghe những người dân có nhà đất rơi vào quy hoạch treo thì mới thấu hiểu cảnh khổ của họ. Những nhu cầu chính đáng nhất gắn liền với nhà đất của gia đình bỗng dưng bị “treo” lại vô thời hạn trong khi đời người hữu hạn “như gió qua”.

Muốn sửa căn nhà chật chội để sống cho đàng hoàng cũng không dễ. Muốn bán để rời đi cũng không xong vì chẳng ai dại mua nhà đất rơi vào quy hoạch. Cần tiền vốn làm ăn muốn thế chấp nhà đất của mình cho ngân hàng để vay cũng chẳng đặng.

Mong chờ quy hoạch nhanh thực hiện để mọi chuyện dứt khoát rõ ràng thì cũng chỉ biết than với trời, vì có hỏi cơ quan chức năng nào thì câu trả lời cũng chỉ có một mà thôi. Là chờ, còn chờ cho đến khi nào thì chẳng rõ.

Nhìn từ một góc độ khác, đất đai là tài nguyên, là nguồn lực quốc gia cần được quy hoạch để sử dụng đúng với mục tiêu phát triển, đặc biệt là phát triển hài hòa và bền vững. Hài hòa nghĩa là phải tôn trọng quyền lợi và cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan, chứ không thể chỉ nghĩ tới lợi ích của doanh nghiệp đầu tư mà vô tâm gạt bỏ phần của người dân. Có khi nào, công cụ quy hoạch bị biến tướng thành công cụ hợp pháp hóa việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sai, không dựa trên các cơ sở nghiên cứu đánh giá chính xác và khoa học?

Cứ phải nói thẳng, rằng thực trạng quy hoạch treo là bằng chứng rõ ràng của quy hoạch phóng tay, không có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn. Còn phải thẳng thắn hơn nữa, rằng các nhà quy hoạch không ngại “quy hoạch phóng tay” vì cuối cùng họ chẳng chịu trách nhiệm gì, kể cả trách nhiệm giải trình. Vì hiện chưa có bất cứ một khuôn khổ pháp lý nào điều chỉnh trách nhiệm của cơ quan lập và phê duyệt quy hoạch. Câu trả lời “không có ngân sách để thực hiện quy hoạch” là thứ lý do miễn trừ trách nhiệm còn hơn cả “kim bài miễn tử”.

Thế là cứ mạnh dạn quy hoạch phóng tay. Thế là quy hoạch cứ thế mà thành quy hoạch treo. Và không ít phận người phải đi qua những năm tháng quy hoạch treo trong lầm lũi và khổ cực.

Vậy thì đến lúc chưa, để nói về việc bổ sung các điều khoản rõ ràng hơn, cụ thể hơn cho Chương 4 “Điều chỉnh quy hoạch đô thị” và Chương 5 “Tổ chức thực hiện và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch” trong luật Quy hoạch đô thị. Theo đó, địa phương nào để xảy ra tình trạng quy hoạch treo hàng chục năm trời gây thiệt hại cho quyền lợi của người dân và xã hội thì phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm giải trình, kể cả giải trình trước tòa nếu cần thiết. Không đặt cơ quan quy hoạch và người phê duyệt quy hoạch vào trách nhiệm giải trình phù hợp thì nghịch cảnh quy hoạch treo sẽ là thứ “nghịch cảnh phổ biến”.

Cứ phải nói thẳng, rằng thực trạng quy hoạch treo là bằng chứng rõ ràng của quy hoạch phóng tay, không có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn. Còn phải thẳng thắn hơn nữa, rằng các nhà quy hoạch không ngại “quy hoạch phóng tay” vì cuối cùng họ chẳng chịu trách nhiệm gì, kể cả trách nhiệm giải trình. Vì hiện chưa có bất cứ một khuôn khổ pháp lý nào điều chỉnh trách nhiệm của cơ quan lập và phê duyệt quy hoạch. Câu trả lời “không có ngân sách để thực hiện quy hoạch” là thứ lý do miễn trừ trách nhiệm còn hơn cả “kim bài miễn tử”.

Thế là cứ mạnh dạn quy hoạch phóng tay. Thế là quy hoạch cứ thế mà thành quy hoạch treo. Và không ít phận người phải đi qua những năm tháng quy hoạch treo trong lầm lũi và khổ cực.

Vậy thì đến lúc chưa, để nói về việc bổ sung các điều khoản rõ ràng hơn, cụ thể hơn cho Chương 4 “Điều chỉnh quy hoạch đô thị” và Chương 5 “Tổ chức thực hiện và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch” trong luật Quy hoạch đô thị. Theo đó, địa phương nào để xảy ra tình trạng quy hoạch treo hàng chục năm trời gây thiệt hại cho quyền lợi của người dân và xã hội thì phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm giải trình, kể cả giải trình trước tòa nếu cần thiết. Không đặt cơ quan quy hoạch và người phê duyệt quy hoạch vào trách nhiệm giải trình phù hợp thì nghịch cảnh quy hoạch treo sẽ là thứ “nghịch cảnh phổ biến”.

Theo HUỲNH VĂN THÔNG (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Nhìn lại vụ xây khu du lịch trái phép hàng nghìn mét vuông ở Phú Hài, TP.Phan Thiết và biệt thự trái phép trên đất làng nghề ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) cho thấy có dấu hiệu 'nhờn' với pháp luật.
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Tổng cục Thuế vừa gửi văn bản đến 26 cục thuế địa phương thuộc 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, nêu rõ người dân, DN bị thiệt hại do bão số 3 được miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên và sử dụng đất phi nông nghiệp. 
Dân cần gì sau bão lũ?

Dân cần gì sau bão lũ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).
Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Tết Trung thu luôn là khoảng thời gian mà các em nhỏ khắp cả nước mong ngóng, háo hức. Trung thu về, bao em nhỏ sống trong vòng tay cha mẹ, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, còn nhiều trẻ em kém may mắn khác thì thế nào, đặc biệt năm nay có nhiều biến cố xảy đến?
Từ thiện minh bạch

Từ thiện minh bạch

Việc Ủy ban T.Ư MTTQ VN công bố sao kê cụ thể số tiền người dân và các nhà hảo tâm, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ đồng bào bị bão lụt đã thực sự tạo ra một 'cơn bão' trên mạng xã hội.