Chống khát cho dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều năm qua, người dân trên địa bàn H.Sa Thầy (Kon Tum), nhất là ở các xã Sa Nghĩa, Sa Bình, Sa Nhơn và TT.Sa Thầy, phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô hạn. Nhiều nhà phải đi xin nước về ăn uống và ra sông, suối tắm giặt.

Thậm chí vào mùa khô năm 2016, các đơn vị quân đội phải vận chuyển nước đến cấp phát cho người dân. Trước tình hình trên, năm 2017, UBND tỉnh Kon Tum đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng dự án cấp nước sinh hoạt H.Sa Thầy.

 

 Sau nhiều lần gia hạn nhà máy nước sạch H.Sa Thầy (Kon Tum) vẫn chưa thể vận hành. Ảnh: Đức Nhật
Sau nhiều lần gia hạn nhà máy nước sạch H.Sa Thầy (Kon Tum) vẫn chưa thể vận hành. Ảnh: Đức Nhật


Dự án có tổng mức đầu tư 116 tỉ đồng, công suất 5.100 m3/ngày đêm, cung cấp nước cho hơn 27.000 hộ dân tại TT.Sa Thầy và các xã: Sa Bình, Sa Nghĩa, Sa Nhơn. Công trình được giao cho Ban Quản lý các dự án 98 làm chủ đầu tư. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2019.

Thế nhưng đã nhiều năm trôi qua, lời hứa hẹn của chủ đầu tư đã bay xa, dòng nước sạch mãi chẳng thể đến tay dân. Chủ đầu tư giải thích rằng việc dự án chậm tiến độ là do nguyên nhân khách quan nên phải gia hạn nhiều lần. Khi bắt đầu thi công đúng vào mùa mưa, sau đó thì dịch Covid-19 bùng phát mạnh. Ngoài ra, địa hình xây dựng công trình cấp nước quá hiểm trở, trong khi đó, tuyến đường ống rất dài…

Việc nhà máy nước sạch chậm hoàn thành so với dự kiến 3 năm cho thấy có một sự bất cập rất lớn. Dẫn đến việc trong gần 3 năm qua, người dân phải chịu khát ngay chính trên mảnh đất đang xây dựng nhà máy nước. Chủ đầu tư tuy đã hứa hẹn sẽ bàn giao trong tháng 8.2022, nhưng liệu có đúng hẹn hay lại tiếp tục phải gia hạn như nhiều lần trước, bởi có câu “một lần bất tin, vạn lần bất tín”?

Do đó, để “chống khát” cho dân, cần sự giám sát chặt chẽ từ chính quyền địa phương. Nếu chủ đầu tư tiếp tục trễ hẹn thì chính quyền địa phương phải có biện pháp xử lý mạnh tay, dứt điểm. Có thể tính toán đến việc phạt tiền hoặc không thanh toán kinh phí nếu nước sạch chưa phục vụ nhu cầu của người dân như đã hẹn.

 

Theo ĐỨC NHẬT (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Câu chuyện cấp thiết

Câu chuyện cấp thiết

Bình Thuận đang tích cực chuẩn bị cho việc đoàn thanh tra của EC đến thanh tra lần thứ 5 về các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); nhằm nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản.
Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã phát thông cáo báo chí về kết quả xét nghiệm của vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh, làm khoảng 550 trường hợp phải nhập viện điều trị (tính đến ngày 7.5).
Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

Hơn 3 năm trước, ngày 26.1.2021, tôi đã viết bài Một cuộc kiện vĩ đại để hưởng ứng cuộc kiện của bà Trần Tố Nga, một nạn nhân của chất độc da cam, khởi kiện các công ty hóa chất lớn đã cung cấp "thuốc diệt cỏ" và thả xuống miền Nam VN cùng hai nước Lào và Campuchia ngày trước.
Tự hào những dấu son lịch sử

Tự hào những dấu son lịch sử

(GLO)- Khoảng 1 tháng trước khi lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại tỉnh Điện Biên, trên khắp mạng xã hội đã rầm rộ lan truyền hàng ngàn clip ngắn quay lại cảnh tập luyện diễu binh, diễu hành của các lực lượng.