Tiêm đủ để phòng bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày này dư luận quan tâm nhiều đến việc tiêm vắc-xin mũi 4 phòng Covid-19 đang triển khai ở các địa phương.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, việc sử dụng vắc-xin Covid-19 trên thế giới hầu như là tự nguyện, chỉ có một số quốc gia bắt buộc tiêm vắc-xin này với một số đối tượng như công nhân, cảnh sát, quân đội... Quan điểm của Bộ Y tế là hiện việc tiêm vắc-xin Covid-19 chưa có đủ cơ sở xác định là bắt buộc. Tuy nhiên, vắc-xin mũi tăng cường vẫn rất cần cho những người cao tuổi, mắc bệnh nền...

Hiện Omicron là biến thể phổ biến trên thế giới nhưng có thể vẫn chưa phải là biến thể cuối cùng. Sự xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 hoàn toàn có thể, thậm chí có khả năng làm giảm hiệu quả của vắc-xin hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương. Hơn nữa, miễn dịch có được do tiêm vắc-xin phòng bệnh và miễn dịch mắc phải đều không bền vững, do đó rất khó trong dự báo dịch. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong thời gian tới, số ca nhiễm có thể tiếp tục theo xu hướng giảm hoặc tăng trở lại tùy thuộc các điều kiện về tác nhân (xuất hiện các biến thể mới), về chính sách (thay đổi các biện pháp phòng chống dịch); các biến thể đáng lo ngại mới vẫn tiếp tục xuất hiện với tốc độ khá nhanh trên thế giới; tình hình dịch bệnh ở một số quốc gia (như Trung Quốc, Triều Tiên...) vẫn đang diễn biến phức tạp.

Các chuyên gia cho biết nhà sản xuất vắc-xin phòng Covid-19 và qua đánh giá lâm sàng cho thấy vắc-xin Covid-19 có miễn dịch không bền vững và lâu dài, chỉ sau khoảng 4-6 tháng thì miễn dịch sẽ giảm, vì vậy người đã tiêm vắc-xin phòng Covid-19 vẫn có thể bị tái nhiễm. Hiện nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam đã triển khai tiêm mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) để phòng bệnh cho người dân. Hầu hết những đối tượng này khi mắc bệnh hoặc tái nhiễm đều có triệu chứng nhẹ. Một số nước cũng đã triển khai tiêm mũi 4 cho những đối tượng có nguy cơ cao như: người già, người có bệnh nền, những người có nguy cơ cao như nhân viên y tế... Việc tiêm mũi nhắc lại cho người dân là rất cần thiết trong phòng bệnh.

Các chuyên gia đều lưu ý, khác với một số vắc-xin như vắc-xin đậu mùa, sởi, bại liệt có miễn dịch rất bền vững, gần như suốt đời; còn với vắc-xin phòng Covid-19, người được tiêm sau một thời gian từ 4-6 tháng, miễn dịch sẽ giảm dần, sức chống đỡ trước bệnh tật cũng giảm, người đã tiêm vẫn có thể mắc Covid-19 và nguy hiểm hơn cho người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, người già...

Vì vậy, việc tiêm mũi 3, mũi 4 là rất cần thiết để phòng bệnh, nếu không may nhiễm thì bệnh sẽ nhẹ, hệ thống y tế không bị quá tải, giảm thấp nhất ca nặng, hạn chế ca tử vong. Không giống như vắc-xin cúm mùa phải tiêm hằng năm, phải sản xuất lại vắc-xin theo biến chủng mới, vắc-xin Covid-19 không phải là vắc-xin sản xuất theo biến chủng mới, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, vắc-xin vẫn có tác dụng với các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 nên tiêm mũi nhắc lại là hoàn toàn cần thiết.

Điều hết sức quan trọng là làm sao để người dân hiểu, những ai chưa tiêm đủ thì nên tiêm đủ, những ai đã trì hoãn việc tiêm thì cũng nên tiêm lại khi bảo đảm điều kiện sức khỏe, nhất là người già, người mắc bệnh nền.

 

Theo DIỆU HOA (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã phát thông cáo báo chí về kết quả xét nghiệm của vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh, làm khoảng 550 trường hợp phải nhập viện điều trị (tính đến ngày 7.5).
Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

Hơn 3 năm trước, ngày 26.1.2021, tôi đã viết bài Một cuộc kiện vĩ đại để hưởng ứng cuộc kiện của bà Trần Tố Nga, một nạn nhân của chất độc da cam, khởi kiện các công ty hóa chất lớn đã cung cấp "thuốc diệt cỏ" và thả xuống miền Nam VN cùng hai nước Lào và Campuchia ngày trước.
Tự hào những dấu son lịch sử

Tự hào những dấu son lịch sử

(GLO)- Khoảng 1 tháng trước khi lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại tỉnh Điện Biên, trên khắp mạng xã hội đã rầm rộ lan truyền hàng ngàn clip ngắn quay lại cảnh tập luyện diễu binh, diễu hành của các lực lượng.