"Cái bẫy" điện mặt trời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Điện hạt nhân vừa được nhắc lại trên diễn đàn Quốc hội. Trong khi đó, điện mặt trời thì ê hề, đến mức ế, đến mức mất kiểm soát, đến mức các nhà đầu tư kêu cứu.

Dân bỏ hàng chục ngàn tỉ làm điện mặt trời nhưng không dùng được, không bán được, thậm chí bị EVN bắt chẹt. Ảnh: Ngọc Thạch
Dân bỏ hàng chục ngàn tỉ làm điện mặt trời nhưng không dùng được, không bán được, thậm chí bị EVN bắt chẹt. Ảnh: Ngọc Thạch
Các nhà đầu tư ở Bình Dương, ở Đồng Nai, ở Bà Rịa - Vũng Tàu... đang kêu cứu do điện lực ngưng thanh toán, thậm chí dọa cắt hợp đồng, dừng mua điện.
Chúng ta có những con số rất rất nóng.
Từ chỗ chỉ có vẻn vẹn 5 MW điện mặt trời, sau quyết định 11 (năm 2017) có 3 năm, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời trên cả nước đạt khoảng 16.500 MW, chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện quốc gia. Thậm chí, đã đạt đến con số 17.000 MW vào ngày 1.1.2021.
Với suất đầu tư khoảng 10 tỉ đồng/1 MW thì với hàng chục ngàn MW điện mặt trời đã đưa vào sử dụng số tiền mà các nhà đầu tư đã bỏ ra nhiều đến khó mà đếm được.
Có 2 cách nhìn trong câu chuyện điện mặt trời.
Cách nhìn từ phía quản lý thì nào là “đột biến về công suất”, nào là “bùng nổ thái quá”, thậm chí sự quá tải ảnh hưởng đến sự vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện quốc gia...
Nhưng ở khía cạnh huy động nguồn lực, Quyết định 11, phải nói đã rất thành công trong việc huy động nguồn vốn “vàng, tiền cất ống bơ, chôn đầu giường, găm két” trong dân, rất thành công ở ý nghĩa xã hội hoá nguồn lực cho một lĩnh vực khó là năng lượng. Phải mở ngoặc ở lĩnh vực giao thông chẳng hạn, hàng loạt các dự án PPP đã phải chuyển sang hình thức đầu tư công khi “bất khả thi” trong việc huy động nguồn lực trong dân.
Nhưng giờ đây, nguồn cung dư thừa, khi các nhà đầu tư “chui bẫy thành công” thì nảy sinh nhiều bức xúc.
Cụ thể, từ ngày 1.3.2022 các công ty điện lực thuộc EVN đột ngột ngưng trả tiền mua điện, thậm chí còn "dọa" sẽ cắt hợp đồng, "dừng mua điện" với lý do yêu cầu các nhà nhà đầu tư cung cấp hồ sơ an toàn công trình xây dựng, thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy.
Hầu hết hệ thống điện mặt trời mái nhà đã các nhà đầu tư hoàn thành trước ngày 31.12.2020, hợp đồng bán điện đã ký, điện đã bán cho EVN từ đó tới nay. Rồi đến 2022, EVN mới đột ngột yêu cầu họ phải cung cấp hồ sơ mới được tiếp tục thanh toán tiền.
Chưa kể việc một số tiền khổng lồ của các nhà đầu tư bị EVN giữ lại, dù ngành điện thì vẫn thu tiền ngay khi bán cho dân.
Xã hội hoá, huy động nguồn lực từ dân không hề dễ dàng. Và nếu đã huy động được thì lại càng không thể đẩy họ vào thế kẹt do lỗi quản lý. Bởi nếu chúng ta đối xử với đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân kiểu này thì liệu họ còn đủ niềm tin để tiếp tục "móc vàng ống bơ" đầu tư theo khuyến khích của Nhà nước?!
Theo Anh Đào (LĐO)

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/cai-bay-dien-mat-troi-1050879.ldo

Có thể bạn quan tâm

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Mới đây, một lãnh đạo Bộ KH-CN cho biết định hướng đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong thời gian tới của bộ này sẽ tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu xuất sắc, không ưu tiên đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế.
Câu chuyện cấp thiết

Câu chuyện cấp thiết

Bình Thuận đang tích cực chuẩn bị cho việc đoàn thanh tra của EC đến thanh tra lần thứ 5 về các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); nhằm nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản.
Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã phát thông cáo báo chí về kết quả xét nghiệm của vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh, làm khoảng 550 trường hợp phải nhập viện điều trị (tính đến ngày 7.5).
Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
Tự hào những dấu son lịch sử

Tự hào những dấu son lịch sử

(GLO)- Khoảng 1 tháng trước khi lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại tỉnh Điện Biên, trên khắp mạng xã hội đã rầm rộ lan truyền hàng ngàn clip ngắn quay lại cảnh tập luyện diễu binh, diễu hành của các lực lượng.