Bất động sản bị phân biệt đối xử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tuyên bố chính thức từ lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước tại Hội nghị trực tuyến triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% ngày 27.5 rằng ngành này không khóa, siết tín dụng bất động sản (BĐS) khiến cả thị trường chưng hửng bởi quan điểm của cơ quan này trong điều hành chính sách tín dụng.

Cụ thể, theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú: “Tinh thần chỉ đạo của ngành NH nhiều năm qua là kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với những lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao như BĐS, trái phiếu, chứng khoán. Riêng với BĐS, chỉ kiểm soát chặt với BĐS có tính chất đầu cơ, phân khúc nhà nghỉ dưỡng, dự án cao cấp, còn tín dụng đối với nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội, nhà ở cho người nghèo thì luôn khuyến khích”.

Nghĩa là trong điều hành chính sách tín dụng của NHNN có sự phân biệt đối xử rất rõ giữa các phân khúc BĐS khác nhau. Cơ quan này chỉ “mở” với nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội và nhà ở cho người nghèo; còn khóa siết với BĐS cao cấp, nghỉ dưỡng, đầu cơ. Quan điểm này không chỉ thiếu sự công bằng giữa các phân khúc mà cũng không đạt được mục tiêu mà chính cơ quan này đặt ra là “kiểm soát rủi ro tín dụng”.

Bởi khi đưa ra tuyên bố này, NHNN không đưa ra được các số liệu cụ thể chứng minh tín dụng với phân khúc cao cấp, nghỉ dưỡng rủi ro hơn so với phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân... Quan trọng hơn về nguyên tắc thì tất cả các phân khúc BĐS từ cao cấp, trung cấp, nhà xã hội, nhà tái định cư, BĐS thương mại, công nghiệp, nghỉ dưỡng hay nhà ở... đều bình đẳng trong tiếp cận chính sách nói chung và tín dụng nói riêng. Nếu Nhà nước muốn ưu tiên lĩnh vực nào thì khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực đó thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ như giảm lãi suất, giảm thuế...

Cụ thể ở đây là nhà ở xã hội, nhà tái định cư. Nếu doanh nghiệp (DN) vẫn không mặn mà, chứng tỏ chính sách chưa đủ hấp dẫn, cần gia giảm thêm cho phù hợp. Tuy nhiên, không vì thế mà có những chỉ đạo siết phân khúc này, khóa phân khúc kia như nói trên. Chưa kể ngành NH còn có rất nhiều quy định về an toàn vốn mà người dân, DN phải đáp ứng đầy đủ như có tài sản thế chấp, chứng minh được dòng tiền trả nợ... mới có thể vay.

Vậy thì cứ chiếu theo đó mà thực hiện. Những chủ đầu tư uy tín, cho dự án khả thi dù ở phân khúc nào cũng được đối xử công bằng như nhau. BĐS nói riêng và tất cả các dịch vụ, hàng hóa nói chung đều cần nhiều loại sản phẩm ở mọi phân khúc, đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Nếu NHNN chỉ khuyến khích cho vay nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân thì những người còn lại không được quyền vay vốn NH mua nhà? Trong khi chúng ta đều biết, giá nhà tại VN đã quá cao so với thu nhập của đại bộ phận người dân. Sự thật thì hàng triệu người làm công ăn lương hiện nay nếu không được vay vốn nhà băng, đừng bao giờ nói đến chuyện sở hữu một chỗ an cư.

Hơn 2 tháng qua, thị trường BĐS náo loạn vì rất nhiều hồ sơ vay vốn của DN, người dân vay bị từ chối. Nếu quan điểm điều hành chính sách tín dụng vẫn phân biệt đối xử giữa các phân khúc BĐS, những hệ lụy đã được cảnh báo là trở thành sự thật và khi đó, NHNN có chịu trách nhiệm?

Theo NIÊN AN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Mới đây, một lãnh đạo Bộ KH-CN cho biết định hướng đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong thời gian tới của bộ này sẽ tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu xuất sắc, không ưu tiên đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế.
Câu chuyện cấp thiết

Câu chuyện cấp thiết

Bình Thuận đang tích cực chuẩn bị cho việc đoàn thanh tra của EC đến thanh tra lần thứ 5 về các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); nhằm nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản.
Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã phát thông cáo báo chí về kết quả xét nghiệm của vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh, làm khoảng 550 trường hợp phải nhập viện điều trị (tính đến ngày 7.5).
Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
Tự hào những dấu son lịch sử

Tự hào những dấu son lịch sử

(GLO)- Khoảng 1 tháng trước khi lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại tỉnh Điện Biên, trên khắp mạng xã hội đã rầm rộ lan truyền hàng ngàn clip ngắn quay lại cảnh tập luyện diễu binh, diễu hành của các lực lượng.