Không chỉ nghệ sĩ mới có tấm lòng và khả năng làm từ thiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trước những ồn ào liên quan đến hoạt động từ thiện của một số nghệ sĩ, nhiều người trong giới cho rằng, nếu không có nghệ sĩ thì ai đứng ra làm từ thiện.
 

 Vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên, Công Vinh rút tiền từ ngân hàng để cứu trợ lũ lụt. Ảnh: CS.
Vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên, Công Vinh rút tiền từ ngân hàng để cứu trợ lũ lụt. Ảnh: CS.


Những người lên tiếng như vậy đánh giá quá cao nghệ sĩ trong việc làm từ thiện, mà quên mất hoạt động này được nhiều tổ chức, cá nhân làm từ lâu khi chưa có nhiều nghệ sĩ  tham gia. Cho đến nay, các tổ chức đó vẫn tồn tại, vẫn hoạt động rất có hiệu quả.

Trong nhiều Quỹ, xin giới thiệu vài chương trình: Quỹ "Tấm lòng vàng" Lao Động - vừa tổ chức lễ kỷ niệm tròn 25 năm ngày thành lập (16.10.1996 – 16.10.2021) và một vài Quỹ của các cơ quan truyền thông khác.

Còn nhiều tổ chức khác, kiên trì theo đuổi mục đích hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng, vì đồng bào gặp khó khăn, hoạn nạn, gặp thiên tai bão lũ, công nhân bị tai nạn lao động.

Nghệ sĩ tham gia trong hoạt động từ thiện là rất đáng ghi nhận. Nhưng đối với công việc này, không nên kể công và cũng không đo đếm ít nhiều, bởi vì làm việc thiện là từ tấm lòng. Chưa kể, tiền bạc vật chất là của người hảo tâm, của các nhà tài trợ, nghệ sĩ hay các tổ chức hoạt động thiện nguyện cũng chỉ làm cầu nối để đến với bà con. Một chút đóng góp đó đáng quý nhưng không nên cho mình có công lao ghê gớm.

Còn đối với những trường hợp có dấu hiệu chưa minh bạch thì việc yêu cầu công an điều tra là chính đáng. Đừng lấy chuyện đó mà "hờn trách" dư luận, quên đi công sức của nghệ sĩ. Đúng ra, với người tự tin vào sự công chính của mình thì nên chủ động mời các cơ quan có thẩm quyền làm rõ và công bố công khai chuyện tiền bạc.

Hoài Linh, Trấn Thành, Đàm Vĩnh Hưng hay nhiều nghệ sĩ khác không tham gia làm từ thiện cũng không sao, đừng lo không ai làm được, đừng tưởng mình không xuất hiện thì bầu trời này thiếu ánh sao. Vì vậy, những câu tuyên bố "không làm từ thiện nữa" như thách thức rằng không có "chúng tôi" thì bà con nghèo không được ai cứu trợ là quá tự đề cao mình rồi đó.

Hãy như những nghệ sĩ làm từ thiện bền bỉ, có tâm, có trách nhiệm và say mê, được bà con yêu quý. Chẳng hạn, như nghệ sĩ Quyền Linh.

Ngoài các tổ chức hoạt động xã hội, còn có nhiều cá nhân làm rất hiệu quả, nhưng họ không ồn ào, không lên tiếng, không đánh bóng tên tuổi. Nhiều người "tay trái làm, tay phải không biết". Đó mới là sức sống của truyền thống dân tộc, là dòng chảy lặng thầm nhưng chính là nguồn mạch nhân ái của người dân nước Việt.

"Thương người như thể thương thân", "lá lành đùm lá rách", cứu giúp người hoạn nạn yếu thế là việc của cộng đồng, của dân chúng, không chỉ là việc riêng của nghệ sĩ.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/khong-chi-nghe-si-moi-co-tam-long-va-kha-nang-lam-tu-thien-969383.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Mới đây, một lãnh đạo Bộ KH-CN cho biết định hướng đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong thời gian tới của bộ này sẽ tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu xuất sắc, không ưu tiên đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế.
Câu chuyện cấp thiết

Câu chuyện cấp thiết

Bình Thuận đang tích cực chuẩn bị cho việc đoàn thanh tra của EC đến thanh tra lần thứ 5 về các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); nhằm nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản.
'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

Hơn 3 năm trước, ngày 26.1.2021, tôi đã viết bài Một cuộc kiện vĩ đại để hưởng ứng cuộc kiện của bà Trần Tố Nga, một nạn nhân của chất độc da cam, khởi kiện các công ty hóa chất lớn đã cung cấp "thuốc diệt cỏ" và thả xuống miền Nam VN cùng hai nước Lào và Campuchia ngày trước.