Hành trình du học đầy nghị lực của nữ sinh Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với niềm đam mê học tiếng Trung và nghị lực vươn lên, em Siu Nay H’Nhung (xã Ia Trốk, huyện Ia Pa) đã xuất sắc giành được học bổng 100% của ngành Ngôn ngữ và Văn học Trung Quốc (Đại học Tài chính và Chính pháp Trung Nam, TP. Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc).

chan-dung-co-gai-jrai-gianh-hoc-bong-100-cua-dai-hoc-tai-chinh-va-chinh-phap-trung-nam-anh-nvcc.jpg
Chân dung cô gái Jrai giành học bổng 100% của Đại học Tài chính và Chính pháp Trung Nam. Ảnh: NVCC

Là con út trong gia đình có 4 anh chị em, điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng từ nhỏ, H’Nhung đã có ý thức nỗ lực vươn lên trong học tập. Từ khi học lớp 6, H’Nhung đã có niềm đam mê học tiếng Trung Quốc.

Năm học 2020-2021, khi vào học lớp 10 tại Trường THPT Dân tộc nội trú Đông Gia Lai (thị xã An Khê), H’Nhung không chỉ yêu thích học tiếng Trung mà còn nuôi dưỡng ước mơ được đi du học. H’Nhung cho rằng, học tập tại Trung Quốc sẽ giúp em khám phá văn hóa, trau dồi kiến thức và mở rộng tầm nhìn.

Để hiện thực hóa ước mơ, H’Nhung nghiêm túc học tập và xây dựng một kế hoạch rõ ràng để “săn” học bổng. Mỗi học kỳ, H’Nhung luôn cố gắng duy trì điểm trung bình các môn trên 8 và tham gia các kỳ thi chứng chỉ tiếng Trung như HSK (viết tắt của Hanyu Shuiping Kaoshi, một kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Trung) để nâng cao khả năng ngoại ngữ. Ngoài việc học ở trường, em còn dành thời gian nghiên cứu các thông tin về học bổng và tìm hiểu các cơ hội du học.

Sau khi học hết THPT, H’Nhung được tuyển thẳng vào ngành Ngôn ngữ Trung của Trường Đại học Hà Nội. Tuy nhiên, học được 1 học kỳ thì cô gái trẻ đã có quyết định táo bạo là bảo lưu kết quả học tập để… đi làm.

“Thời gian đó, ước mơ du học của em quá mãnh liệt. Gia đình thì không đủ kinh phí để chi trả cho em du học. Do đó, em quyết định tạm gác việc học để đi làm kiếm tiền mưu sinh và chuẩn bị hồ sơ tìm học bổng”-H’Nhung tâm sự.

Với hy vọng kiếm đủ tiền để thực hiện ước mơ, H’Nhung xin mẹ chút tiền đi đường để một mình vào tỉnh Đồng Nai làm việc tại một công ty do người Trung Quốc đầu tư. Nhưng chỉ sau 1 tháng, cô gái trẻ nhận thấy môi trường ở đây không phù hợp với mình nên đã xin nghỉ.

Tiếp đó, H’Nhung lại một mình đến TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) để tìm việc. H’Nhung cho hay: Nha Trang là thành phố du lịch và có nhiều du khách Trung Quốc. Vậy nên, khi được làm việc tại đây, em có cơ hội được tiếp xúc với người Trung Quốc để trau dồi thêm vốn tiếng Trung cũng như hiểu hơn về văn hóa của họ.

hnhung-tai-mot-buoi-hoc-cua-dai-hoc-tai-chinh-va-chinh-phap-trung-nam-anh-nvcc.jpg
Siu Nay H’Nhung trong một buổi học tại Đại học Tài chính và Chính pháp Trung Nam (ảnh nhân vật cung cấp).

Nhờ sự chịu khó và năng nổ, H’Nhung đã nhanh chóng xin được việc làm ở vị trí trợ lý giám đốc. Ngoài ra, em còn làm thêm nhiều công việc khác như: trực tin nhắn ban đêm cho công ty du lịch, gia sư tiếng Trung Quốc…

Nhờ đó, H’Nhung kiếm được khoảng 10 triệu đồng/tháng giúp trang trải chi phí sinh hoạt. Dù làm việc với cường độ cao, vất vả song đây là khoảng thời gian đem lại cho H’Nhung nhiều kinh nghiệm sống và làm việc.

Ngoài công việc, H’Nhung còn tranh thủ tìm hiểu thông tin từ những người đi trước để hoàn thiện hồ sơ xin học bổng. Với những nỗ lực không ngừng, cuối cùng may mắn đã mỉm cười với cô gái trẻ.

Sau nhiều tháng chuẩn bị và gửi hồ sơ, tháng 7-2024, H’Nhung vỡ òa cảm xúc khi nhận được thông báo đã đậu học bổng 100% của Trường Đại học Tài chính và Chính pháp Trung Nam. Tại đây, H’Nhung được miễn học phí, ký túc xá và bảo hiểm.

Dẫu vậy, niềm vui ấy cũng không trọn vẹn khi H’Nhung phải đối mặt với chi phí sinh hoạt đắt đỏ nơi xứ người. “Nhà em quanh năm chỉ dựa vào vài sào ruộng, đủ ngày 3 bữa ăn. Việc lo cho con cái du học là điều không tưởng đối với gia đình em”-H’Nhung tâm sự.

Trước khó khăn quá lớn đó, có lúc nữ sinh Jrai đã nảy sinh ý định gác lại việc du học. Thấy được sự quyết tâm của con gái, bà Nay H’Sen đã động viên con tiếp tục theo đuổi ước mơ. Đồng thời, một người chị thân thiết đã quyết định hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho em trong suốt quá trình du học.

Tháng 9-2024, H’Nhung chính thức bay sang nước bạn để bắt đầu hành trình mới của mình. Bà H’Sen chia sẻ: “Tôi rất vui khi thấy con đã thực hiện được ước mơ du học của mình. Là một người mẹ, tôi không mong gì hơn ngoài việc con luôn khỏe mạnh và không từ bỏ việc tìm kiếm con chữ để đổi đời”.

Chia sẻ về bí quyết “săn” học bổng, H’Nhung cho biết: “Bí quyết của em chính là sự chuẩn bị chỉn chu, quyết tâm theo đuổi ước mơ đến cùng và cần có chút may mắn. Ngoài ra, em đã dành nhiều thời gian nghiên cứu các chương trình học bổng của các trường ở Trung Quốc để tìm kiếm học bổng có giá trị tài chính lớn và chương trình đào tạo phù hợp với mình. Sau đó, em vạch ra lộ trình cụ thể và thực hiện tốt lộ trình đó”.

Sau vài tháng học tập ở xứ người, H’Nhung đã quen biết được nhiều bạn bè và học được nhiều điều thú vị. “Mỗi khi nhớ nhà, em thường gọi điện cho bố mẹ. Cả nhà kể cho nhau nghe những buồn vui trong cuộc sống. Những cuộc trò chuyện đó như là liều thuốc tinh thần giúp em có thêm sức mạnh để vượt qua những khó khăn và thử thách”-H’Nhung nói.

Trong tương lai, nếu có cơ hội, H’Nhung sẽ tiếp tục học lên cao. Sau khi hoàn thành chương trình học, cô gái Jrai dự định sẽ trở về Gia Lai lập nghiệp. “Em muốn sử dụng những kiến thức học được để giúp đỡ mọi người, giúp gia đình mình có một cuộc sống tốt hơn”-H’Nhung bày tỏ.

Có thể bạn quan tâm

Chương trình “Đánh thức khát vọng tuổi trẻ”: Truyền cảm hứng cho đoàn viên thanh niên và học sinh Đak Pơ. Ảnh: Ngọc Minh

Truyền cảm hứng cho đoàn viên thanh niên và học sinh Đak Pơ

(GLO)- Chương trình truyền cảm hứng “Đánh thức khát vọng tuổi trẻ” do Huyện Đoàn Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) chủ trì, phối hợp với Trường THCS và THPT Y Đôn, Công ty S Gold Group (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức sáng 22-3 đã truyền cảm hứng cho cán bộ, giáo viên, đoàn viên thanh niên và học sinh nhà trường.

Website “Kết nối tri thức” Góp phần phát triển văn hóa đọc cho học sinh

Website “Kết nối tri thức” góp phần phát triển văn hóa đọc cho học sinh

(GLO)- Nhận thấy nhiều bạn trẻ thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ nhưng lại ít áp dụng cho việc tìm đọc sách, nhóm học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku) đã nghiên cứu và xây dựng website “Kết nối tri thức” nhằm sử dụng công nghệ để kết nối, nâng cao hiệu quả đọc sách.

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

(GLO)- Tại Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT ngày 19-3-2025 sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo không giới hạn số tổ hợp xét tuyển để bảo đảm cơ hội trúng tuyển cho học sinh đến từ các vùng, miền khác nhau.

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

(GLO)- Thời gian gần đây, công tác giáo dục hướng nghiệp được mọi người rất quan tâm. Việc trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp được tiến hành từ giai đoạn phổ thông. Tuy nhiên, nhiều học sinh băn khoăn trước việc chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Học sinh trưởng thành từ hoạt động tình nguyện

Học sinh trưởng thành từ hoạt động tình nguyện

(GLO)- Những câu lạc bộ (CLB) tình nguyện giúp học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai lan tỏa lòng nhân ái, tình yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động tình nguyện đã tạo môi trường để các em trau dồi kỹ năng, có thêm trải nghiệm để trưởng thành.

Người trẻ làm gì ở quán cà phê?

Người trẻ làm gì ở quán cà phê?

Không chỉ là điểm hẹn cho những cuộc trò chuyện, với một bộ phận bạn trẻ ở TPHCM, quán cà phê cũng như văn phòng làm việc, học nhóm… Thậm chí, có cả nhóm thanh niên chỉ hết ngồi lại nằm ở quán cà phê cho hết ngày.

Nhờ tinh thần tự học cao và niềm đam mê đặc biệt với môn Hóa học, Quang đã trở thành học sinh trường huyện duy nhất trong tỉnh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Ảnh: Vũ Chi

Nguyễn Trần Quang: Cậu học trò đam mê Hóa học

(GLO)- Nguyễn Trần Quang-học sinh lớp 12A3, Trường THPT Lê Thánh Tông (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là học sinh giỏi toàn diện suốt 12 năm học. Em cũng là học sinh trường huyện duy nhất trong tỉnh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia vừa qua với môn hóa học.

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

(GLO)- Hành trình dạy tiếng Anh cho trẻ em yếu thế của nam sinh Nguyễn Viết Minh-Lớp 8.1, Trường THCS Lý Tự Trọng (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) thời gian qua đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng. Bằng việc làm này, em đã biến tình yêu Anh ngữ của mình trở nên thiết thực, đầy ý nghĩa.

Nguyễn Thị Thu Trang: Nữ sinh đạt nhiều thành tích tại đất nước tỷ dân

Nguyễn Thị Thu Trang: Nữ sinh đạt nhiều thành tích tại đất nước tỷ dân

(GLO)- Không chỉ thường xuyên xuất hiện trong các chương trình giao lưu văn hóa giữa 2 nước Việt-Trung, Nguyễn Thị Thu Trang (SN 2003, tổ 2, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai), sinh viên năm thứ 4 Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây (Trung Quốc) còn sở hữu những thành tích đáng nể tại đất nước tỷ dân.