105 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Diên Hồng lần thứ Ba

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 24/12, tại Nhà Quốc hội, Ban Tổ chức Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - năm 2025 tổ chức họp Hội đồng chấm chung khảo.

105-tac-pham-vao-vong-chung-khao-giai-dien-hong-lan-thu-ba-dd.png
Các thành viên Hội đồng chấm chung khảo Giải Diên Hồng lần thứ Ba. Ảnh: vov.vn

Phát biểu tại cuộc họp, ông Lê Quang Tùng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Giải cho biết việc tổ chức giải đã bảo đảm chất lượng, tiến độ, trách nhiệm.

Sau thời gian làm việc khẩn trương, nghiêm túc, các thành viên của Hội đồng chấm Giải Diên Hồng lần thứ Ba năm 2025 đã hoàn thành công tác chấm sơ khảo. Ban Tổ chức Giải tổ chức Phiên họp Hội đồng chấm chung khảo trao đổi, thảo luận và thống nhất các tác phẩm báo chí xuất sắc để trao Giải Diên Hồng lần thứ Ba bảo đảm đúng quy định.

Thay mặt lãnh đạo Văn phòng Quốc hội và Ban Tổ chức Giải Diên Hồng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng gửi lời cảm ơn tới các thành viên Hội đồng Sơ khảo, Chung khảo Giải Diên Hồng đã làm việc trách nhiệm, khẩn trương, lựa chọn những tác phẩm có chất lượng, tiêu biểu, xứng đáng vào vòng Chung khảo.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng mong muốn các thành viên Hội đồng Chung khảo tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, làm việc công tâm, khách quan, lựa chọn các tác phẩm thật sự xuất sắc để trao Giải Diên Hồng lần thứ Ba năm 2025.

Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội đồng Sơ khảo Giải Diên Hồng lần thứ Ba - năm 2025, ông Phạm Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng chấm sơ khảo cho biết, Ban Tổ chức Giải đã nhận được tổng số 4.079 tác phẩm dự thi của 163 cơ quan báo chí. Triển khai Kế hoạch số 210/KH-BTC ngày 16/5/2024 của Ban Tổ chức Giải Diên Hồng về việc tổ chức Giải Diên Hồng lần thứ ba - năm 2025, thời gian qua, 6 Tiểu ban của Hội đồng Sơ khảo đã làm việc khoa học, chuyên nghiệp, nhiệt tình, có trách nhiệm để lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu nhất của 6 loại hình báo chí.

Hội đồng Sơ khảo đã họp, thống nhất lựa chọn 105 tác phẩm để giới thiệu cho Hội đồng Chung khảo tổ chức chấm và quyết định, gồm các loại hình sau: Báo in có 22 tác phẩm; Báo điện tử có 25 tác phẩm; Tạp chí có 15 tác phẩm; Phát thanh có 13 tác phẩm; Truyền hình có 22 tác phẩm; Ảnh có 8 tác phẩm.

Các tác phẩm được lựa chọn vào vòng chấm chung khảo bảo đảm cân đối về vùng miền, lĩnh vực, trung ương, địa phương, đa dạng về đề tài và có chất lượng cao về nội dung, thông điệp cũng như hình thức thể hiện.

Theo ông Phạm Mạnh Hùng, nét nổi bật của Giải Diên Hồng mùa thứ ba là các tác phẩm dự thi rất phong phú, tăng về số lượng, chất lượng, đặc biệt ở thể loại báo điện tử, phát thanh, truyền hình, báo in.

Các tác phẩm đã bám sát hơi thở cuộc sống, đa dạng về đề tài, lĩnh vực và phản ánh đậm những ưu tiên chỉ đạo mới của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm, đặc biệt là những vấn đề đặt ra cho đất nước và cả hệ thống chính trị chuẩn bị thế, lực và quyết tâm đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Các tác phẩm phán ánh sinh động các mặt hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, tập trung vào 3 chức năng trọng yếu của Quốc hội là lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Một số đề tài được tập trung khai thác như đổi mới tư duy lập pháp, đổi mới thể chế, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp cũng như các đại biểu dân cử…

Nhiều tác phẩm được đầu tư công phu, dài kỳ, sử dụng đa phương tiện, đồ họa đã thể hiện tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại và sự làm việc nghiêm túc, trách nhiệm của các tác giả, nhóm tác giả.

Giải Diên Hồng mùa thứ ba có sự tham gia tích cực của các cơ quan báo chí trung ương và địa phương; trong đó, số lượng các cơ quan báo chí địa phương tích cực tham gia giải đã tăng hơn mùa trước; chất lượng tác phẩm được thu hẹp khoảng cách giữa trung ương và địa phương ở loại báo hình, báo điện tử, báo in rất rõ nét. Qua đó, cho thấy sự quan tâm của báo giới nói riêng cũng như dư luận nói chung đối với hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba sẽ được trao vào tháng 1/2025.

Theo V.Đ (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

(GLO)- Qua bài thơ "Em về bình minh", dường như tác giả Hoàng Hương Giang muốn mang lại một thông điệp mạnh mẽ về việc tìm lại chính mình, về sự nối kết giữa con người với thiên nhiên. Và cuối cùng chính là niềm tin vào một tương lai sán lạn, dẫu có phải trải qua những phút giây cô đơn, thử thách.

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.