Quân đội sản xuất nhiều vũ khí hỏa lực bộ binh mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hỏa lực mang vác đi kèm bộ binh là các loại vũ khí có sức công phá lớn, hỗ trợ bộ đội thực hành chiến đấu.

Từ nhiều năm qua, ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã cải tiến, sản xuất mới nhiều vũ khí hỏa lực hỗ trợ bộ binh.

Bộ đội Tiểu đoàn nhà giàn DK1 (Vùng 2 hải quân) trực sẵn sàng chiến đấu với súng máy 12,7 mm
Bộ đội Tiểu đoàn nhà giàn DK1 (Vùng 2 hải quân) trực sẵn sàng chiến đấu với súng máy 12,7 mm

Súng chống tăng SPG-9T sức mạnh vượt trội của vũ khí hiện đại trong tác chiến

Súng chống tăng SPG-9 do Liên Xô (cũ) thiết kế, chế tạo, được trang bị ở các đơn vị bộ binh cơ giới của các quân khu, quân đoàn để huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.

Do đây là hỏa lực mạnh dùng cho khẩu đội, có nhiều ưu điểm, nên năm 1998, Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) được giao nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế súng chống tăng kiểu SPG-9, hoàn thành cuối 1999.

Khẩu đội súng chống tăng SPG-9T di chuyển trận địa trong diễn tập
Khẩu đội súng chống tăng SPG-9T di chuyển trận địa trong diễn tập

Quá trình thực hiện, nhóm đề tài đã xây dựng bộ tài liệu thiết kế đồng bộ súng SPG-9 đủ điều kiện để chế tạo. Qua thủ nghiệm thực tế, súng đạt yêu cầu tính năng, kỹ chiến thuật đã đề ra.

Cuối năm 2000, sản phẩm SPG-9 do Việt Nam chế tạo được cấp trên đánh giá nghiệm thu xuất sắc và mang tên SPG-9T.

Từ năm 2002 đến nay, súng chống tăng SPG-9T được sản xuất tại nhà máy Z125 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) với một số cải tiến phù hợp với điều kiện tác chiến tại khu vực miền núi, môi trường thời tiết nóng ẩm, tác chiến bộ binh mang vác.

Súng chống tăng SPG-9T tiêu diệt mục tiêu chính xác
Súng chống tăng SPG-9T tiêu diệt mục tiêu chính xác

Đặc biệt, súng chống tăng SPG-9T sử dụng 2 loại đạn cũng do Việt Nam thiết kế, sản xuất là đạn chống tăng PG-9B xuyên lõm và đạn OG-9VN sát thương.

Triển khai trận địa
Triển khai trận địa

Súng chống tăng 82 mm ĐKZ-82B10VN

Đến năm 2001, trong kho của quân đội ta còn rất nhiều đạn ĐKZ-82B10, trong khi súng đã xuống cấp, số lượng ít, không đủ nhu cầu trang bị.

Trước tình hình đó, đầu năm 2001, cấp trên giao nhiệm vụ cho Tổng cục Công nghiệp quốc phòng hoàn thiện lại thiết kế theo phương án sử dụng vật liệu hiện có và triển khai chế thử súng ĐKZ-82B10 của Việt Nam.

Trong thời gian ngắn, với khối lượng công việc lớn, có nhiều nội dung công nghệ phức tạp, Viện Vũ khí đã cùng các nhà máy Z125, Z199 triển khai tích cực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Dân quân TP.Lai Châu huấn luyện sử dụng súng chống tăng ĐKZ-82B10VN
Dân quân TP.Lai Châu huấn luyện sử dụng súng chống tăng ĐKZ-82B10VN

Súng chống tăng ĐKZ-82B10 do Việt Nam cải tiến, chế tạo có kết cấu đơn giản, gọn nhẹ hơn súng nguyên bản, nhưng vẫn đảm bảo được các tính năng kỹ, chiến thuật cơ bản và dùng chung đạn, kính ngắm của súng nguyên bản…

Súng máy phòng không 12,7 mm Việt Nam

Ông Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa (nay là Bộ trưởng Bộ Tư pháp), thăm chiến sĩ trực chiến súng cao xạ 12,7 mm trên đảo Núi Le (Trường Sa), tháng 4.2022
Ông Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa (nay là Bộ trưởng Bộ Tư pháp), thăm chiến sĩ trực chiến súng cao xạ 12,7 mm trên đảo Núi Le (Trường Sa), tháng 4.2022

Súng 12,7 mm là vũ khí phòng không tầm thấp được viện trợ chủ yếu từ Liên Xô (cũ) và Trung Quốc (12,7 mm kiểu K38/46, súng 12,7 mm kiểu K54)…

Năm 2000, Bộ Quốc phòng phê duyệt dự án đầu tư chế tạo súng trọng liên 12,7 mm kiểu NSV của nhà máy Z111 và Viện Vũ khí xây dựng tài liệu thiết kế chế tạo.

Thử nghiệm súng phòng không 12,7 mm giảm nhẹ, năm 2007
Thử nghiệm súng phòng không 12,7 mm giảm nhẹ, năm 2007

Sản phẩm của dự án là súng máy phòng không 12,7 mm Việt Nam có thân súng kiểu NSV; giá súng và máy ngắm cơ khí được cải tiến tương tự súng 12,7 mm kiểu K54; hộp tiếp đạn và các trang bị khác dùng chung với 12,7 mm kiểu K54…

Nghiệm thu kính ngắm quang học KTQ lắp trên súng phòng không 12,7 mm
Nghiệm thu kính ngắm quang học KTQ lắp trên súng phòng không 12,7 mm

Từ 2004, súng 12,7 mm Việt Nam được sản xuất tại nhà máy Z111.

Do súng máy phòng không 12,7 mm Việt Nam đồng bộ có khối lượng tương đối lớn (khoảng 86 kg), gây khó khăn khi hành quân, di chuyển trận địa… nên năm 2007, cấp trên yêu cầu nghiên cứu thiết kế chế tạo súng 12,7 mm giảm nhẹ…

Súng 12,7 mm trực chiến tại quần đảo Trường Sa
Súng 12,7 mm trực chiến tại quần đảo Trường Sa

Sau khi nghiên cứu, nhóm đề tài đã ứng dụng các vật liệu mới, thiết kế tối giản kết cấu giá súng từ 44 kg xuống còn 31 kg và toàn bộ trọng lượng súng từ 86 kg xuống 63 kg, nhưng vẫn đảm bảo độ bền và tính năng kỹ - chiến thuật.

Mẫu súng cao xạ 12,7 mm SCX-12,7V của Việt Nam
Mẫu súng cao xạ 12,7 mm SCX-12,7V của Việt Nam

Từ 2008, súng 12,7 mm Việt Nam được Z111 sản xuất hàng loạt và trang bị cho các đơn vị với tên gọi chính thức là súng cao xạ 12,7 mm SCX-12,7V.

Súng 12,7 mm trực chiến trên nhà giàn DK1
Súng 12,7 mm trực chiến trên nhà giàn DK1

Mới đây, nhà máy Z111 cũng sản xuất để đưa vào biên chế, súng đại liên 7,62 mm ĐN7L.

Súng do Viện Vũ khí nghiên cứu thiết kế, với các thông số kỹ thuật cơ bản, như: Cỡ nòng 7,62 mm; sử dụng đạn 7,62x54 mm; chiều dài súng 1.173 mm; khối lượng 13 kg (không đạn); tầm bắn hiệu quả 800 - 1.000 m…

Súng đại liên ĐN7L do nhà máy Z111 sản xuất
Súng đại liên ĐN7L do nhà máy Z111 sản xuất

Đặc biệt, đại liên ĐN7L của Việt Nam vừa có ray picatiny, vừa có gá lắp bên trái, cho phép súng có thể gắn được nhiều loại kính ngắm cả kiểu cũ lẫn mới.

Thiếu tá Phùng Tất Thành, Phó giám đốc nhà máy Z111 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) giới thiệu súng đại liên ĐN7L với PV Báo Thanh Niên
Thiếu tá Phùng Tất Thành, Phó giám đốc nhà máy Z111 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) giới thiệu súng đại liên ĐN7L với PV Báo Thanh Niên

Theo Mai Thanh Hải - Võ Hiếu (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hai lần trinh sát Trường Sa

Hai lần trinh sát Trường Sa

Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975, những người lính đặc công Đoàn 126 nói, họ tin tưởng hoàn toàn việc chuyên chở cho những con tàu của Đoàn 125, vốn nhiều năm dày dạn trên hành trình đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

50 năm vẹn nguyên ký ức

50 năm vẹn nguyên ký ức

Ở tuổi 83, cơ thể chằng chịt vết thương của những trận đánh sinh tử, nhưng ký ức về trận đánh cuối cùng tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong trái tim, mãi mãi khắc ghi trong máu thịt Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh....

Những người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

E-magazineNhững người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

(GLO)- Đồng hành cùng sự sáng tạo, đổi mới của người trẻ, các tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai không chỉ là điểm tựa vững chắc mà còn trở thành bệ phóng, giúp họ tự tin bứt phá, vượt qua giới hạn bản thân và lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc sâu rộng trong cộng đồng.

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Chuyện cả gia đình làm cách mạng - Kỳ 1: Gia đình anh hùng

Chuyện cả gia đình làm cách mạng - Kỳ 1: Gia đình anh hùng

Về miền trong đã lâu nhưng thói quen uống trà từ ngày trên đất bắc, ông Hồ Bút vẫn còn giữ. Bên ấm trà nghi ngút khói, qua lời kể của mình, ông đưa tôi về lại làng Tam Hải, huyện Núi Thành (Quảng Nam), nơi ông sinh ra và lớn lên những ngày tháng tươi đẹp đầu đời, những ngày được ở bên ba mẹ.