Sự kiện-Bình luận: Lơ là, chủ quan sẽ phải trả giá đắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tính đến sáng 4-2, tỉnh Hồ Bắc-trung tâm dịch viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) của Trung Quốc đã có thêm 64 ca tử vong. Tỉnh này cũng ghi nhận thêm 2.345 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm bệnh tại đây lên 13.522 trường hợp.
Ảnh internet
Ảnh internet
Theo số liệu mới nhất của Bộ Y tế nước ta, đến chiều 4-2, toàn thế giới có 20.622 người mắc bệnh, 427 người đã tử vong (trong đó Trung Quốc là 425 trường hợp, Philippines 1 trường hợp, Hồng Kông 1 trường hợp). Tại Việt Nam, đến chiều 4-2 đã có 10 người nhiễm nCoV. Trong đó có 2 cha con người Trung Quốc (1 người đã được chữa khỏi), 5 công dân Việt Nam trở về từ Vũ Hán (1 người đã khỏi và được xuất viện), 1 công dân Việt Nam là nhân viên lễ tân khách sạn tại ở Khánh Hòa có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc, 1 công dân Việt Nam có người nhà trở về từ Vũ Hán nhiễm nCoV và 1 công dân Mỹ đến Việt Nam nhưng trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán.
Có thể nói, sau 17 năm kể từ dịch SARS, dịch bệnh nCoV gây ra lần này đang khiến cả thế giới vô cùng lo lắng và nỗ lực tìm cách ứng phó. Điều đáng lo nhất là dịch bệnh nguy hiểm này đến nay chưa có thuốc đặc trị, mà vi rút corona lại dễ dàng tán phát qua đường hô hấp với tốc độ lây lan rất nhanh. Người ủ bệnh gần như không có triệu chứng gì trong những ngày đầu để nhận biết, cách ly. Đó là lý do tại sao chỉ trong thời gian ngắn, dịch đã lây lan ra nhiều quốc gia với gần 20.000 người nhiễm bệnh. 
Là quốc gia láng giềng với Trung Quốc, Việt Nam được dự báo là sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất từ dịch bệnh nguy hiểm này. Thực tế cho thấy, tuy chưa nhiều nhưng số người nhiễm bệnh ở Việt Nam cũng đã tăng dần cùng với thời gian. Vì vậy, chúng ta không thể chủ quan dù ngành Y tế đã khuyến cáo là “không nên hoang mang”.
Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế đã kịp thời ban hành các công văn, công điện, chỉ thị về phòng-chống dịch bệnh nCoV. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp ngày 30-1 đã nhấn mạnh quan điểm “chống dịch như chống giặc”; kiên quyết ngăn chặn dịch bệnh kể cả phải chấp nhận thiệt hại về kinh tế để bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe nhân dân; phải chủ động, bình tĩnh, xử lý kiên quyết hơn nữa và phải có phương án, kế hoạch cụ thể để kiểm soát tốt nhất dịch bệnh này theo phương châm “4 tại chỗ”, không để dịch lan rộng.
Những ngày qua, cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đều rốt ráo vào cuộc phòng-chống dịch bệnh nCoV. Các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin, cảnh báo, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người cách phòng-chống dịch bệnh. Các lễ hội phải tạm dừng tổ chức để hạn chế tập trung đông người; nhiều địa phương đã cho học sinh, sinh viên nghỉ học, đồng thời yêu cầu mọi người đeo khẩu trang nơi công cộng để đề phòng dịch bệnh nguy hiểm này.
Cùng với cả nước, Gia Lai cũng đã huy động toàn lực cho công tác phòng-chống dịch. Chỉ trong vòng 4 ngày (từ ngày 1 đến 4-2), Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành đã 3 lần chủ trì hội nghị triển khai công tác phòng-chống dịch đến các sở, ngành, chính quyền địa phương trên tinh thần xem “phòng-chống dịch là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị”, “chống dịch như chống giặc” bất kể thứ bảy, chủ nhật để đảm bảo an toàn tính mạng người dân theo phương châm “4 tại chỗ”. Các trường học trên địa bàn tỉnh đều đã cho học sinh nghỉ học, người dân được khuyến khích đeo khẩu trang để phòng bệnh. Tỉnh cũng đã triển khai các biện pháp tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, các đường mòn, lối mở ở biên giới nhằm cách ly nguồn lây bệnh qua đường biên; tạm dừng các hoạt động hội họp đông người cho đến khi hết dịch bệnh….
Sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và ngành chức năng là rất cần thiết. Nhưng cần hiểu rằng, việc phòng-chống dịch bệnh nCoV nói riêng và các dịch bệnh nói chung sẽ chỉ có hiệu quả nếu tất cả mọi người đều có nhận thức đúng và tự giác thực hiện các khuyến cáo của cơ quan chức năng. Bằng không, chỉ cần vài học sinh không đeo khẩu trang là cả lớp, cả trường có nguy cơ lây nhiễm bệnh, rồi ngần ấy gia đình học sinh và rất nhiều người mà họ tiếp xúc cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân.
Tự giác thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh không chỉ để giữ gìn sức khỏe, tính mạng cho bản thân mà còn là bảo vệ cuộc sống của tất cả người thân, gia đình và cộng đồng. Với dịch bệnh nCoV lần này, nếu ai đó còn lơ là, chủ quan tất sẽ trả giá đắt bằng chính sinh mạng của mình.
 NGUYỄN VÂN

Có thể bạn quan tâm

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.