Giá trị của việc chọn đúng ngành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong nhiều năm thực hiện chương trình Tư vấn mùa thi, không ít lần chúng tôi nhận được mong muốn từ chuyên gia các trường ĐH rằng nếu như học sinh được tư vấn ngành nghề sớm hơn, không phải đến năm lớp 12, thì sẽ giảm thiểu việc chọn không đúng ngành gây lãng phí cho cả gia đình, xã hội.

Ở các buổi tư vấn, chúng tôi thường đối diện những băn khoăn của học sinh (HS) lớp cuối cấp THPT về định hướng ngành nghề, thậm chí có nhiều em gần sát ngày nộp hồ sơ vẫn chưa biết mình muốn, hợp với ngành học nào, trường nào. Nhiều em chọn ngành nghề theo trào lưu, rủ rê của bạn bè và theo mong muốn của cha mẹ, người thân chứ thật sự không dựa vào năng lực, sở trường cũng như nguyện vọng của bản thân.

Chọn ngành nghề không đúng gây ra nhiều hệ lụy. Trước hết là sẽ lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc của chính HS và gia đình. Sau đó là không giúp HS có thể phát huy năng lực ở lĩnh vực đáng ra là thế mạnh.

Con số nhiều sinh viên bị đình chỉ học tập, bỏ học tăng cao thời gian vừa qua là một góc phản ánh cho việc thiếu định hướng chọn ngành vào ĐH. Do không học ngành phù hợp nên nhiều sinh viên hoặc không theo kịp do năng lực không đáp ứng, hoặc chán nản bỏ cuộc.

Chúng tôi cũng đã từng chứng kiến nhiều câu chuyện đầy tiếc nuối khi phụ huynh chạy ngược xuôi tìm cách liên lạc với con, là sinh viên những năm cuối ĐH, nhưng bất thành. Sau cùng mới vỡ lẽ vì không theo được ngành học, có cố cũng không nổi, sinh viên đành bỏ học, sợ ba mẹ buồn nên cắt mọi liên lạc.

Cũng có trường hợp sinh viên học ngành theo mong muốn của người thân, ráng học đến ngày tốt nghiệp. Nhận bằng xong, trao bằng cho ba mẹ và xin phép được học lại ngành đúng với nguyện vọng, sở trường…

Mong muốn HS được tư vấn, hiểu biết về ngành nghề, lựa chọn ngành học phù hợp với nghề nghiệp tương lai sớm hơn giờ đây phần nào trở thành hiện thực khi áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.

Mục tiêu của Chương trình GDPT 2018 là phân hóa mạnh mẽ từ cấp THPT. Nghĩa là ngay khi bước vào cấp học này, bên cạnh các môn bắt buộc và hoạt động giáo dục, HS sẽ lựa chọn các tổ hợp môn tự chọn theo định hướng nghề nghiệp của mình.

3 năm qua thực hiện Chương trình GDPT mới ở cấp THPT có nhiều bỡ ngỡ, lúng túng từ phía nhà trường, phụ huynh lẫn HS trong việc chọn tổ hợp môn tự chọn, nay đã dần thích ứng và tìm hướng đi để đạt hiệu quả tốt nhất. Giờ đây, cả nhà trường, phụ huynh và HS đều nhận thức được rằng cần tìm hiểu ngành nghề ở các trường ĐH, tổ hợp môn tự chọn ở trường THPT… ngay từ khi HS lớp 9 chuẩn bị thi lớp 10, chứ không đợi đến lớp 11, 12 vì như thế là quá trễ.

Đây là một tín hiệu tốt trong việc định hướng nghề nghiệp. Khi được tiếp cận tư vấn sớm sẽ giúp HS có thời gian điều chỉnh, hạn chế những lựa chọn sai lầm.

Tìm hiểu ngành học ĐH từ lớp 9, mặt nào đó hy vọng sẽ kéo theo phân luồng giáo dục hiệu quả hơn sau THCS mà bao lâu nay chưa thực hiện được như mục tiêu đề ra.

Khi học và làm công việc phù hợp với năng lực, hiệu quả sẽ cao hơn; có cơ hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vốn là điểm yếu của VN trước nay. Theo cách này, giáo dục VN dần đang đi cùng hướng với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Theo Nhiên An (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

'Chắc chân' thị trường nội địa

'Chắc chân' thị trường nội địa

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

50 năm lên tầm cao mới

50 năm lên tầm cao mới

(GLO)- Vùng đất Gia Lai, với sự kiện giải phóng thị xã Pleiku và chiến thắng vang dội trên đường 7 (nay là quốc lộ 25) tháng 3-1975 đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, mở ra thời kỳ xây dựng quê hương phát triển, giàu đẹp.

Thuế và chi tiêu của người dân

Thuế và chi tiêu của người dân

Tâm lý thắt chặt chi tiêu vẫn đang phủ bóng lên sức mua trong nước suốt nhiều năm qua. Ở thời điểm hiện tại, tâm lý này đang có chiều hướng được củng cố do những lo ngại về thất nghiệp và giảm thu nhập.