Thầy giáo trẻ đẹp trai tựa nam thần sở hữu 2 bằng huấn luyện viên võ thuật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Những ngày vừa qua, hình ảnh một thầy giáo trẻ có vẻ ngoài thư sinh, đẹp trai như diễn viên được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.

Đó là Phạm Đức Chính (28 tuổi), ngụ tại Hà Nội, giảng viên Vovinam, bộ môn giáo dục thể chất, Trường ĐH FPT Hà Nội. Chính là chân dung thầy giáo trẻ đã “gây sốt” mạng xã hội những ngày đầu năm học vừa qua. Không chỉ thu hút bởi vẻ ngoài đẹp trai mà thầy giáo trẻ còn gây ấn tượng khi sở hữu bằng thạc sĩ giáo dục học cùng 2 bằng huấn luyện viên: Vovinam và Taekwondo.

Niềm đam mê với võ thuật của thầy giáo trẻ

Khi hình ảnh của mình được chia sẻ nhiều và nhận được lời khen của cộng đồng mạng, Chính cho biết cảm thấy bản thân rất may mắn và vui khi được mọi người quan tâm, chú ý.

Chân dung thầy giáo trẻ "gây sốt" mạng xã hội nhiều ngày qua. ẢNH: NVCC

Chân dung thầy giáo trẻ "gây sốt" mạng xã hội nhiều ngày qua. ẢNH: NVCC

Có niềm đam mê với võ thuật từ nhỏ nên thầy giáo 9X được ba mẹ cho đi học võ từ rất sớm. “Càng học thì mình càng mê nên theo đuổi võ thuật đến tận bây giờ”, Chính cho hay.

Sau khi tốt nghiệp THPT, Chính thi vào Trường ĐH Thể dục thể thao Bắc Ninh, học chuyên sâu về võ thuật. Trong khoảng thời gian sinh viên, Chính tìm hiểu và có định hướng trở thành giảng viên Vovinam. “Với một người yêu võ thuật như mình, không có lựa chọn nào hấp dẫn hơn là trở thành giảng viên Vovinam. Thật hạnh phúc khi hiện tại được làm công việc mà mình mong muốn”, Chính chia sẻ.

Sau nhiều năm theo đuổi Vovinam, Chính cho biết bộ môn này đã mang lại cho bản thân nhiều lợi ích. Thầy giáo trẻ chia sẻ: “Việc tập luyện võ thuật nói chung và Vovinam nói riêng lợi ích đầu tiên chắc chắn là rèn luyện cho mình một sức khỏe tốt và tính kỷ luật. Ngoài ra, Vovinam còn có một bộ 10 điều tâm niệm để giảng dạy cho môn sinh về đạo đức lối sống cách đối nhân xử thế ra sao”.

Hiện tại Chính đã đạt đến hoàng đai nhất đẳng Vovinam. Với những kinh nghiệm của mình, Chính lưu ý rằng: “Khi tập luyện Vovinam cần chú ý nghe hướng dẫn thật kỹ của huấn luyện viên, vì có những động tác khó và khá nguy hiểm, nếu như người tập chủ quan rất có thể dẫn đến những chấn thương không may”.

Chính có niềm đam mê với võ thuật từ khi còn nhỏ. ẢNH: NVCC

Chính có niềm đam mê với võ thuật từ khi còn nhỏ. ẢNH: NVCC

Thầy giáo 9X cho biết thêm không chỉ riêng Vovinam mà bất cứ môn võ nào cũng đều cần phải thật sự nghiêm túc, kiên trì theo đuổi và tập luyện. “So với các môn thể thao khác thì môn võ có đặc thù khá khác biệt. Nó cần sự rèn luyện chăm chỉ, chịu khó thậm chí chịu khổ thì mới có thể tập luyện được những kỹ thuật khó; rèn luyện thành kỹ năng, kỹ xảo để trong một số trường hợp có thể áp dụng vào thực tế”, Chính cho hay.

Ngoài Vovinam, thầy giáo trẻ còn tập luyện thêm Taekwondo. Hiện tại, Chính sở hữu 2 bằng huấn luyện viên ở bộ môn Vovinam và Taekwondo.

Thầy giáo trẻ hay bị nhầm là sinh viên

Là giảng viên trẻ tuổi cộng thêm ngoại hình thư sinh nên khi đi dạy, Chính được nhiều sinh viên yêu mến, khoảng cách giữa thầy và trò gần như không có. “Mình đến với các bạn ấy bằng sự chân thành nên cũng rất may mắn là được các bạn sinh viên đón nhận và đáp trả lại bằng sự gần gũi, cởi mở, chân thành với thầy”, Chính cho hay.

`Với ngoại hình lãng tử và gương mặt thư sinh, Chính hay bị nhầm là sinh viên. ẢNH: NVCC
`Với ngoại hình lãng tử và gương mặt thư sinh, Chính hay bị nhầm là sinh viên. ẢNH: NVCC

Công tác tại Trường ĐH FPT từ năm 2019, đến nay thầy giáo trẻ cũng có khá nhiều kỷ niệm với sinh viên. Nói về một kỷ niệm đáng nhớ nhất, Chính hài hước kể: “Có một kỷ niệm mà mình nhớ mãi, đó là lần mà đưa sinh viên đi học quân sự. Hôm đầu tiên sau khi vào khu quân sự tập trung, sau bữa ăn mình có đi đổi bình nước thì có một bạn sinh viên ra vỗ vai mình và nói: “Ông bạn này khỏe nhỉ vừa ăn cơm xong đã vác được bình nước rồi”. Trùng hợp là ngày hôm sau nhận lớp bạn sinh viên ấy lại học lớp mình, cả buổi không dám ngẩng mặt lên nhìn thầy lần nào. Cuối buổi chắc là sợ thầy ghim nên gặp xin lỗi rối rít”.

Khi được hỏi bí quyết nào giúp bản thân duy trì được vóc dáng cân đối như hiện tại, Chính tiết lộ: “Mình cũng không có bí quyết gì đặc biệt, chỉ tập luyện hàng ngày và chế độ ăn uống như bình thường. Mình chỉ hạn chế ăn đồ ăn nhanh, chiên rán và không uống nhiều nước ngọt có gas”.

Ngoài võ thuật, Chính còn chơi được nhiều môn thể thao khác. ẢNH: NVCC
Ngoài võ thuật, Chính còn chơi được nhiều môn thể thao khác. ẢNH: NVCC

Ngoài võ thuật ra thì thầy giáo 9X cũng khá đa di năng khi có thể chơi được nhiều môn thể thao, như: cầu lông, bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền… và có khả năng đàn, hát.

Theo Thảo Phương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cô gái bị bệnh K vẫn miệt mài làm thiện nguyện

Cô gái bị bệnh K vẫn miệt mài làm thiện nguyện

"Cho đi là còn mãi" hay "cho đi là nhận lại nụ cười" chính là châm ngôn sống của Nguyễn Thị Thương, cô gái 24 tuổi mắc ung thư giai đoạn cuối. Với Thương, liều thuốc tốt nhất chính là nhận lại nụ cười từ những hoàn cảnh khó khăn được cô giúp đỡ.
Lan tỏa những giá trị nhân văn

Lan tỏa những giá trị nhân văn

Gần 2 tuần trôi qua từ sau khi 7 “người hùng” lao vào cứu người trong vụ tai nạn giao thông trên cầu Phú Mỹ ngày 8-8, nhưng câu chuyện truyền cảm hứng này và việc biểu dương những người dũng cảm lao vào cứu người bên lằn ranh sinh tử vẫn tiếp tục lan tỏa.
Lớp thư pháp đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật

Lớp thư pháp đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật

(GLO)- Lớp học có tên là “Thư pháp An Yên” dành cho các em nhỏ tại Trung tâm Phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật An Yên (TP. Pleiku). Dù bị câm điếc, tự kỷ, thiểu năng trí tuệ, song khi tham gia lớp học, nhiều em đã bộc lộ niềm yêu thích đặc biệt với nghệ thuật thư pháp.
Đêm nhạc “Cho đi là còn mãi”: Kết nối yêu thương

Đêm nhạc “Cho đi là còn mãi”: Kết nối yêu thương

(GLO)- Với mục đích kêu gọi kinh phí giúp đỡ 5 em thiếu nhi mắc bệnh hiểm nghèo ở huyện Đak Đoa, tối 2-8, chị Đông Lại-Chủ nhà hàng Phước Lâm Viên, anh Lê Xuân Sáng-Chủ Babershop Xuân Sáng Đak Đoa kết nối với nhạc sĩ Tô Hiếu (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức đêm nhạc gây quỹ với chủ đề “Cho đi là còn mãi”.
Tiến sĩ trẻ đam mê công tác xã hội

Tiến sĩ trẻ đam mê công tác xã hội

Đó là TS Hoàng Viết Hiền, giảng viên Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, người lập nhóm từ thiện Thiện Tâm, trực tiếp hướng dẫn các bạn trẻ làm việc thiện, sống tử tế trong nhiều năm qua.