Trao niềm tin, gieo cơ hội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tôi có một cô bạn từ thời đại học. Cô ấy là giáo viên tiếng Anh tại một trường THCS ở một tỉnh phía Bắc. Cách đây vài năm, bạn tôi mở một trung tâm dạy ngoại ngữ cũng khá lớn tại thành phố. Cô ấy có một cậu con trai đang học THCS.

Có lẽ vì bản thân có sự nghiệp thành công và có địa vị trong xã hội nên bạn tôi khá kỳ vọng vào con trai mình. Cô ấy muốn con học giỏi các môn Toán, Lý, Hóa còn cu cậu lại có niềm đam mê với mỹ thuật. Bạn tôi tâm sự: “Nó mê vẽ tranh như vậy thì thôi đi, lại còn đòi nuôi tóc dài để cột đuôi sau gáy”.

Tôi khuyên bạn rằng hãy để cậu bé được theo đuổi đam mê của mình, biết đâu sau này sẽ trở thành một họa sĩ nổi tiếng. Mỗi đứa trẻ sẽ có năng khiếu riêng, đừng dập tắt ước mơ của trẻ. Còn việc để tóc dài thì khuyên nhủ con đợi khi nào tốt nghiệp THPT, thậm chí là tốt nghiệp cao đẳng, đại học, còn bây giờ, là học sinh, phải tuân theo quy định nội quy trường lớp”.

Trao niềm tin, gieo cơ hội (ảnh minh họa)

Trao niềm tin, gieo cơ hội (ảnh minh họa)

Vì là cô giáo nên chị bạn tôi cũng kỳ vọng các con của mình “văn hay chữ tốt”, nhưng theo lời chị kể thì “cậu con trai chỉ thích các trò chơi vận động, học dốt Toán, còn đứa con gái suốt ngày vẽ tranh với thích học nhảy; học chữ chán lắm cô ạ”.

Khi nghe câu chuyện của cô bạn và chị đồng nghiệp, tôi nhớ đến một câu nói mình vô cùng tâm đắc: “Hãy nhớ, mọi tài năng đều nở hoa trong khen ngợi và tàn héo trong chỉ trích”. Quả thực, làm cha mẹ, ai cũng mong con mình giỏi giang, xuất sắc hoặc ít ra thì cũng được bằng bố, bằng mẹ. Suy nghĩ ấy dường như đã ăn sâu vào tư tưởng của đại đa số phụ huynh người Việt từ lâu.

Một hôm, khi tôi đang chơi đùa cùng cậu con trai 8 tuổi, thằng bé quay sang hỏi: “Mẹ ơi, mẹ có nghĩ sau này con trở thành ca sĩ được không mẹ?”. “Được chứ con, mẹ thấy con hát cũng hay. Nếu con thật sự đam mê ca hát và cố gắng rèn luyện thì con sẽ thành công thôi”. Vậy thì mai kia con lớn, con sẽ phẫu thuật thẩm mỹ và cắt tóc giống ca sĩ Sơn Tùng M-TP”. “Con không cần phải giống ai cả. Con cũng đẹp trai, hãy cố gắng hát bằng giọng hát của mình, với ngoại hình của mình rồi mọi người sẽ biết đến và yêu mến con thôi”.

Tôi cứ nhớ mãi câu chuyện về nhà khoa học Thomas Alva Edison. Ông là một trong những nhà khoa học, nhà bác học lừng danh, người đã sáng chế ra rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống con người, nổi tiếng nhất là bóng đèn, máy hát, máy ghi âm... Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, ông đã từng bị đánh giá là đứa trẻ kém cỏi, thiểu năng. Chính lời nói dối của người mẹ đã giúp Edison có được thành công sau này và đó cũng là câu chuyện kinh điển khi nói về cách dạy dỗ con thành tài. Khi còn nhỏ, Edison thường bị chê là ngu dốt, thậm chí là thiểu năng. Vào khoảng năm 7 tuổi, một hôm, Edison từ trường về nhà và đưa cho mẹ mình một tờ giấy của thầy giáo gửi.

Sau khi mở ra xem, bên trong kèm lá thư của giáo viên chủ nhiệm, nước mắt bà Nancy Elliott giàn giụa. Edison đứng ngẩn người kinh ngạc, cậu hỏi mẹ rằng thầy giáo đã viết gì trong đó? “Con trai của bà là một thiên tài. Ngôi trường này và giáo viên của chúng tôi không đủ khả năng để đào tạo cậu bé. Bà hãy tự dạy dỗ con trai mình”-người mẹ nói.

Mãi nhiều năm sau khi mẹ mất, Edison tình cờ phát hiện ra một tờ giấy cũ trong đống tài liệu cũ. Đó là những dòng chữ của người thầy năm xưa ở trường tiểu học, trong đó có ghi: “Con trai ông bà là đứa trẻ đần độn. Chúng tôi không chấp nhận cho cậu bé đến trường nữa”.

Lúc đó, Edison mới nhận ra những lời năm xưa của mẹ là nói dối. Bà Nancy đã cố tình làm vậy vì không muốn con trai tự ti, thất vọng và bỏ cuộc. Khi Edison bị thầy cô và bạn bè quay lưng, người mẹ của ông đã dùng tình yêu thương vĩ đại để động viên, nâng đỡ, đánh thức tiềm năng trong ông, gieo những hạt giống niềm tin để rồi chúng thật sự nảy nở, đơm hoa kết trái ngoài sức tưởng tượng. Nếu không có mẹ, không ai biết bao giờ thế giới mới phát minh ra bóng điện, máy hát.

Không phải tự nhiên mà tôi luôn có suy nghĩ tích cực và động viên con mình được như thế. Tôi cũng là một người mẹ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi dạy và trưởng thành cùng con, nhưng tôi biết, mình nên làm bạn, đồng hành và tôn trọng ý kiến của con.

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có những năng lực riêng, chỉ là chúng chưa có cơ hội thể hiện, hoặc là chúng ta đã không đánh giá cao những năng lực ấy của chúng mà thôi. Nếu những đứa trẻ được bố mẹ, người thân, thầy-cô giáo tin tưởng, động viên khích lệ kịp thời, chúng sẽ có niềm tin vào bản thân, có động lực để cố gắng theo đuổi và thực hiện giấc mơ của mình.

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.