Bí mật đằng sau 'Kẻ ăn hồn': Tiểu thuyết gốc chính thức ra mắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nhà văn Thảo Trang ra mắt tiểu thuyết tâm linh kỳ bí "Kẻ ăn hồn" do Nhà Xuất bản Phụ nữ Việt Nam liên kết với Saola Books ấn hành. Nội dung thuyết là nền tảng cho bộ phim điện ảnh ăn khách "Kẻ ăn hồn", đây cũng là phần tiền truyện của tiểu thuyết "Tết ở làng Địa Ngục".

"Kẻ ăn hồn" cũng là tên bộ phim điện ảnh ra mắt năm 2023 do tác giả Thảo Trang viết kịch bản đã làm khuấy đảo phòng vé với doanh thu 70 tỉ đồng ở Việt Nam và hơn 8 tỉ đồng ở các thị trường quốc tế.

Sách "Kẻ ăn hồn"

Sách "Kẻ ăn hồn"

Truyện lấy bối cảnh vài chục năm trước các sự kiện trong "Tết ở làng Địa Ngục". Ít người biết rằng năm xưa, nơi này từng trải qua một trận tai ương. Sau đám cưới của cô Phong - con gái trưởng làng - với thầy đồ Sang, liên tiếp xuất hiện những cái chết kỳ dị. Bên cạnh mỗi cái xác là một con rối nước với vẻ mặt nửa cười, nửa khóc. Dân làng bắt đầu nghi ngờ lẫn nhau, rằng trong số họ có kẻ đang luyện cổ thuật và giao kèo với ma quỷ.

Cốt truyện "Kẻ ăn hồn" có sự liên hệ chặt chẽ với "Tết ở làng Địa Ngục". Nhân vật cô Phong chính là bà nội của ông Thập (nhân vật chính trong "Tết ở làng Địa Ngục"). Cậu Khảm của "Kẻ ăn hồn" về sau sẽ thành cụ Khảm đạo mạo.

Ngoài nội dung chính, "Kẻ ăn hồn" còn có hai phần đặc biệt để giới thiệu câu chuyện tiếp theo trong tác phẩm rất được trông chờ U Hồn Tượng Đất (tức Tết Ở Làng Địa Ngục phần 2).

Tuy có sự liên kết chặt chẽ về cốt truyện nhưng tác giả cho biết tiểu thuyết "Kẻ ăn hồn" sẽ có sự khác biệt so với bộ phim điện ảnh cùng tên. "Truyện sẽ đi vào nhiều nội dung sâu hơn, ví dụ như sự phản bội của bầy đom đóm cầu hồn với chủ nhân của chúng. Các tuyến tình cảm của nhân vật cũng được khai thác rõ ràng hơn" - nhà văn Thảo Trang chia sẻ.

Tác giả cũng hứa hẹn về một phần đại chiến lớn và những âm mưu căng thẳng hơn sẽ có trong phần 2 "Tết ở làng Địa Ngục"

Thảo Trang sinh năm 1991, tốt nghiệp Học viện Quản lý Giáo dục, hiện là nhà văn, nhà biên kịch. Cô nổi tiếng với những tác phẩm đa thể loại, từ những câu chuyện mang màu sắc tâm linh đến các tiểu thuyết phản ánh hiện thực xã hội. Hai trong số những tiểu thuyết của cô: Tết ở làng Địa Ngục và Kẻ ăn hồn, đã được chuyển thể thành các bộ phim ăn khách.

Theo Tin - ảnh: Ngọc Diệp (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.
Gương mặt thơ, Võ Kim Ngân

Gương mặt thơ: Võ Kim Ngân

(GLO)- Võ Kim Ngân làm thơ từ hồi còn là sinh viên ở Đại học Tổng hợp Huế, dù sau này khi ra trường, chị là một nhà báo cứng cựa, vừa viết vừa quản lý một văn phòng đại diện ở Đà Nẵng; lúc về hưu thì tham gia dạy báo chí cho một trường đại học...
Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

(GLO)- "Va vào xưa cũ, vỡ trôi..." của tác giả Vân Phi thể hiện phong cách và tâm trạng rất đặc trưng của thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ miêu tả một buổi chiều trong phố cũ, nơi kỷ niệm và nỗi buồn hòa quyện với nhau. Ở đó, tình cảm và thời gian dường như vẫn còn đọng lại đầy sâu lắng...
Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

(GLO)- Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã ra đi mãi mãi ở tuổi hai mươi tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Chỉ còn nước mắt chảy giữa dòng tên, ru một trái tim vẫn còn đang hát, ru một con người không bao giờ mất và một tình yêu đẹp như trăng rằm...

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

(GLO)- Pleiku với những con đường quanh co, gấp khúc ẩn hiện từ trong màn sương mờ ảo đến lúc chiều tà rải bóng xuống triền dốc. Pleiku nghiêng nghiêng như đang mơ, vẽ nên một bức tranh đẹp đến nao lòng...
Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

(GLO)- Lời ru à ơi ngọt ngào của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta từ thuở còn nằm nôi cho đến lúc trưởng thành. Để rồi, khi mùa Vu Lan báo hiếu đến, chúng ta lại nhớ về mẹ cùng lời ru xưa đầy yêu thương và nguyện khắc ghi trên mỗi bước đi cuộc đời...
U80 vẫn mê đọc sách

U80 vẫn mê đọc sách

(GLO)- Do là chỗ thân tình nên tôi vẫn gọi người phụ nữ U80 Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) là chị. Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ.