Niềm vinh dự lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Giải thưởng Tôn Đức Thắng lần thứ 24 được trao đúng vào dịp kỷ niệm 136 năm ngày sinh Bác Tôn (20-8-1888 - 20-8-2024).

Đây là giải thưởng cấp thành phố được tổ chức từ năm 2000 nhằm vinh danh những kỹ sư, công nhân có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nhiều đề tài khoa học thiết thực được áp dụng vào quá trình lao động, sản xuất - kinh doanh và đời sống.

Được nhận giải thưởng mang tên Bác Tôn là một vinh dự lớn. Bác Tôn là một trong những nhà lãnh đạo - hiện thân cho những giá trị cao đẹp, được nhân dân rất mực kính yêu, xuất thân là một người thợ được làm nghề mình yêu thích (thợ máy và thợ điện).

Người thợ ấy đã từng học tập và làm việc tại Sài Gòn, đã trở thành người chiến sĩ cộng sản lớp đầu tiên của phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc của nước ta. Đồng chí Phạm Văn Đồng cho rằng: Di sản quý nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân là chất người Tôn Đức Thắng. Sản phẩm tổng hợp của chất hào hiệp Nam bộ, chất kiên cường, tài năng sáng tạo Việt Nam, chất tiên phong của giai cấp công nhân, chất cách mạng của người yêu nước, người cộng sản, chất nhân đạo của con người... Bác Hồ, Bác Tôn đẹp từ việc lớn đến việc nhỏ.

24 năm, có 257 kỹ sư, công nhân tiêu biểu nhận Giải thưởng Tôn Đức Thắng. Riêng ở lần thứ 24 này, số người được nhận giải thưởng là 15, cao nhất trong những năm qua. Đây chính là những hình ảnh đẹp, có sức hấp dẫn, làm lan tỏa tinh thần sáng tạo, yêu nghề đối với công nhân lao động, đặc biệt là đối với người trẻ.

15 hồ sơ được chọn từ 44 cá nhân (gồm 39 nam, 5 nữ) từ 21 đơn vị, từ hàng chục ngành nghề khác nhau như: cơ khí, điện công nghiệp, xây dựng, công nghệ thông tin, chế biến lương thực, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, quản trị kinh doanh, ngành hóa học... Những người được chọn, phần lớn là những người trẻ, là kỹ sư, có người là phó giáo sư, hầu hết đã làm việc từ 5 năm trở lên, phần lớn là người trực tiếp sản xuất, có bậc thợ 2/5, 3/6, 3/7, có người là giám đốc, phó giám đốc điều hành. Đó là những người đang làm việc ở các đơn vị mũi nhọn trong sản xuất kinh doanh, trong phục vụ sản xuất, phục vụ cho đời sống thiết yếu cho người dân.

15 gương mặt được vinh danh lần này là những cây sáng kiến đã đem lại những giá trị về kinh tế, về nghiên cứu, phát triển ngành nghề, về an toàn lao động, cải tiến quy trình vận hành, ngăn ngừa sự cố... Không ít người có nhiều sáng kiến, có người 15-16 sáng kiến. Các cây sáng kiến ấy đã vượt qua những khó khăn, thử thách, thể hiện những phẩm chất tốt đẹp với niềm say mê lao động sáng tạo. Hơn thế, đó còn là những người có tham gia hoạt động xã hội, là đoàn viên công đoàn xuất sắc, là đảng viên, là chiến sĩ thi đua đóng góp cho phong trào thi đua “lao động giỏi, lao động sáng tạo”. Nhiều cây sáng kiến đã tận tâm hướng dẫn, kèm cặp hàng trăm công nhân lao động, đã tham gia các lớp đào tạo, các khóa học có hàng trăm người tham dự.

Xin chúc mừng 15 gương mặt tiêu biểu nhận Giải thưởng Tôn Đức Thắng năm 2024 với tất cả niềm tin yêu và kỳ vọng. Mong rằng trên con đường phấn đấu sẽ tiếp tục gặt hái những thành công lớn hơn và luôn là nhân tố tích cực đóng góp cho sự phát triển của thành phố và đất nước.

Mong rằng Giải thưởng Tôn Đức Thắng mùa sau sẽ tiếp tục có thêm nhiều quả ngọt tô thắm hơn lên bức tranh sinh động, rực rỡ của đội ngũ công nhân lao động TPHCM, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường và năng động, sáng tạo. Tin rằng những ứng viên của Giải thưởng Tôn Đức Thắng những mùa sau sẽ là những đại diện tiêu biểu của nguồn nhân lực chất lượng cao, của những ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao, công nghệ sạch, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Theo Phạm Phương Thảo (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Từ thiện minh bạch

Từ thiện minh bạch

Việc Ủy ban T.Ư MTTQ VN công bố sao kê cụ thể số tiền người dân và các nhà hảo tâm, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ đồng bào bị bão lụt đã thực sự tạo ra một 'cơn bão' trên mạng xã hội.
Đừng câu like trên sự đau thương

Đừng câu like trên sự đau thương

Những ngày qua, công an các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và một số địa phương khác đã làm việc, xử phạt nhiều người vì dùng tài khoản mạng xã hội đăng tin sai sự thật về tình hình mưa lũ và những thiệt hại gây ra.
Chia sẻ đúng, hành động đúng

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Vào thời điểm này, người dân cả nước đều hướng trái tim về miền Bắc. Mọi người đều mong muốn được chung tay sẻ chia cùng đồng bào đang hoạn nạn, nhưng chúng ta cũng nên hiểu và thực hiện đúng những quy định, nguyên tắc để có thể đảm bảo an toàn.
Trước thảm họa

Trước thảm họa

Làng Nủ-ở nơi rừng sâu, núi thẳm; sau cơn bão trở thành cái tên mang nhiều xót xa với đồng bào cả nước. Thảm họa từ thiên tai luôn là thách thức với nhân loại, nhiều khi nó vượt khỏi tầm dự phòng, quản trị.
Ý thức rõ trước thiên tai

Ý thức rõ trước thiên tai

Có thể nói, đến chiều qua, mọi công tác ứng phó với cơn bão số 3 gần như đã hoàn tất. Sự chủ động được phát đi từ trung ương, địa phương và cụ thể từng người dân trong vùng bị ảnh hưởng.
Nghịch lý không vô lý

Nghịch lý không vô lý

Khách tăng vọt nhưng khách sạn, nhà hàng vẫn lỗ; các công ty lữ hành, hàng không vẫn khó... Nghe có vẻ nghịch lý nhưng lại không hề vô lý, thậm chí cũng không có gì mới mẻ. Thực chất bao năm qua, ngành du lịch nói riêng và nhiều ngành khác vẫn đứng trước câu hỏi, chất hay lượng?