Ăn sâu ban miêu, 1 thanh niên ở Gia Lai tử vong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-

Sáng 7-8, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cho biết vừa tiếp nhận một trường hợp nhập viện cấp cứu do ngộ độc khi ăn sâu ban miêu. Sau đó bệnh nhân này đã không qua khỏi.

Theo thông tin ban đầu, nạn nhân là anh Đ.S (SN 1997, trú tại xã An Thành, huyện Đak Pơ). Trưa 6-8, anh S. đã ăn 10 con sâu ban miêu. Sau khi ăn khoảng 30 phút, anh có biểu hiện đau bụng, nôn ói.

Nạn nhân đã ăn 10 con sâu ban miêu dẫn đến tử vong. Ảnh: Văn Ngọc

Nạn nhân đã ăn 10 con sâu ban miêu dẫn đến tử vong. Ảnh: Văn Ngọc

Chiều cùng ngày, gia đình đưa anh đến khám tại Trung tâm Y tế huyện Đak Pơ, sau đó được chuyển lên Khoa Cấp cứu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Lúc này nạn nhân trong tình trạng mệt mỏi, vã mồ hôi, tay chân yếu, nước tiểu đỏ thẫm.

Qua thăm khám và xét nghiệm, các bác sĩ tại đây xác định anh S. bị ngộ độc sâu ban miêu nặng dẫn đến suy thận, suy gan, nguy cơ tử vong cao. Bệnh nhân được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực-Chống độc tuy nhiên đã không qua khỏi.

Bệnh nhân được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong tình trạng nguy kịch. Ảnh: Văn Ngọc

Bệnh nhân được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong tình trạng nguy kịch. Ảnh: Văn Ngọc

Bác sĩ Dương Thái Thuấn-Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho hay: Người nhà đã giữ lại một con sâu để mang theo có hình dáng, màu sắc giống như sâu ban miêu. Đây là loại côn trùng có hình giống bọ xít mang độc tính rất cao tuy nhiên thường được đồn thổi có tác dụng tăng cường sinh lý nam giới.

“Chưa có một nghiên cứu nào khẳng định tác dụng như vậy của loại côn trùng này. Tuy nhiên sâu ban miêu có chứa chất độc Cantharidin, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng khi tiếp xúc qua đường tiêu hóa. Trên cả nước đã ghi nhận nhiều trường hợp ngộ độc nặng do ăn sâu ban miêu. Vì vậy người dân tuyệt đối không ăn các loại côn trùng lạ, có nhiều loại khá giống nhau nhưng lại có độc tố mà mắt thường không thể phân biệt được”-bác sĩ Thuấn nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Lợi ích của lá tía tô

Lợi ích của lá tía tô

(GLO)- Lá tía tô không chỉ được dùng làm gia vị mà còn là một vị thuốc bắc tương đối phổ biến, có giá trị dinh dưỡng và giá trị y học cao. Hơn nữa, đối với cơ thể con người, nếu ăn tía tô thường xuyên, đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho cơ thể.

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

(GLO)- Với tình yêu nghề và tinh thần lao động sáng tạo, Tiến sĩ-bác sĩ Phạm Tỵ-Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh cột sống (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trao tặng Bằng Lao động sáng tạo năm 2024. Đây là Bằng Lao động sáng tạo thứ 10 của bác sĩ Phạm Tỵ.
Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

(GLO)- Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2024 đang được lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, một số chuyên gia đề xuất việc thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn bởi đây là gánh nặng, áp lực kinh tế mà nhiều gia đình Việt gặp phải.