Gia Lai: Phát động điểm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Sáng 17-4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thư viện tỉnh Gia Lai và UBND huyện Chư Păh tổ chức lễ phát động điểm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (thị trấn Phú Hòa).

Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Lam Nguyên

Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Lam Nguyên

Phát biểu khai mạc, bà Lê Thị Thu Hương-Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông nhận định: Mỗi cuốn sách hay không chỉ chứa đựng kho tàng tri thức, tinh hoa mà còn mở ra cánh cửa hướng tới những giá trị Chân-Thiện-Mỹ. Phát triển văn hóa đọc là cách để lĩnh hội tri thức và nuôi dưỡng tâm hồn, giúp mỗi người khai mở cho mình một chân trời mới.

Để văn hóa đọc thực sự đi vào cuộc sống, đồng hành và phát triển rộng rãi trong xã hội, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông mong muốn các đơn vị, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao nhận thức về văn hóa đọc; huy động sự tham gia của người dân và mọi nguồn lực xã hội để Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4) trở thành ngày hội của cộng đồng; lan tỏa những hiệu ứng tích cực, xây dựng một xã hội học tập góp phần phát triển văn hóa con người, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của đất nước. Bên cạnh đó tổ chức các đợt vận động, quyên góp sách để ủng hộ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.

Học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi trong buổi đọc sách tự chọn. Ảnh: Lam Nguyên

Học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi trong buổi đọc sách tự chọn. Ảnh: Lam Nguyên

Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cũng mong muốn mỗi cá nhân xây dựng cho mình thói quen đọc sách, lựa chọn đề tài hoặc những vấn đề cần đọc cho bản thân; có phương pháp phù hợp, hiệu quả nhất để đọc sách; giới thiệu những cuốn sách hay đến với người thân, bạn bè để chung tay xây dựng một xã hội học tập, tiến bộ và phát triển. “Hãy biến việc đọc sách trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta”-bà Hương phát động.

Tiếp đó, học sinh nhà trường đã lan tỏa văn hóa đọc thông qua phần giới thiệu cuốn sách “Yêu những điều không hoàn hảo” của tác giả Hae Min (Hàn Quốc); tham dự trò chơi “Đố vui có thưởng” với các câu hỏi về sách, báo; tham quan khu vực trưng bày sách, đọc sách tự chọn.

Ông Nguyễn Văn Hạnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai (bìa phải) tặng quà khuyến đọc cho Thư viện Trường THPT Mạc Đĩnh Chi. Ảnh: Lam Nguyên

Ông Nguyễn Văn Hạnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai (bìa phải) tặng quà khuyến đọc cho Thư viện Trường THPT Mạc Đĩnh Chi. Ảnh: Lam Nguyên

Tại buổi lễ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Thư viện tỉnh Gia Lai và UBND huyện Chư Păh đã trao 4 phần quà khuyến đọc cho Thư viện Trường THPT Mạc Đĩnh Chi.

Công ty cổ phần Trường Xuân trao tặng 20 phần quà (mỗi phần quà 300 ngàn đồng) cho các em học sinh vượt khó học giỏi của nhà trường nhằm khích lệ tình yêu với sách và tinh thần ham học hỏi.

Có thể bạn quan tâm

Chập chờn xứ quê

Chập chờn xứ quê

(GLO)- “Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội/Có một miền quê trong đi đứng nói cười” (thơ Nguyễn Duy). Ai trong đời chẳng có một quê hương, nhưng mất bao lâu ta mới nhận ra xa quê hương không phải là thoát ly “nguồn cội”.

Đôi cánh ước mơ

Đôi cánh ước mơ

(GLO)- Âm thanh reo vui, quen thuộc cất lên ngoài hiên. Tôi khẽ mở ô cửa, ngó lên tán cây xanh um. Những tia nắng đầu tiên loang loáng trên phiến lá như phủ một lớp phản quang khiến chúng sáng rực. Nhìn mãi mới thấy đôi chim sâu bé xíu đang chuyền cành, ríu ran không ngừng.
Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

(GLO)- Làng quê với bao hình ảnh, âm thanh quen thuộc luôn khiến những người con tha hương bồi hồi, nhớ nhung khôn nguôi. Với tác giả Hoàng Đăng Du cũng vậy, bóng tre trưa hè, từng con ngõ, cánh đồng, dáng mẹ liêu xiêu vẫn luôn khiến ông thổn thức, nhớ thương.
Bảo tàng Louvre chuẩn bị di dời Mona Lisa

Bảo tàng Louvre chuẩn bị di dời Mona Lisa

Bức chân dung Mona Lisa có thể sẽ có một phòng riêng tại bảo tàng Louvre. Chủ tịch bảo tàng, bà Laurence des Cars, nói với đài truyền hình France Inter rằng quyết định này sẽ mang lại cho du khách, nhiều người trong số họ đến thăm Louvre chỉ vì Mona Lisa, một trải nghiệm tốt hơn.
Độc giả có quay lưng với sách?

Độc giả có quay lưng với sách?

(GLO)- 21.600 là tổng số lượt bạn đọc đến với sách tại các sự kiện hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Với một tỉnh miền núi, đây là con số đáng khích lệ, cho thấy kết quả của những nỗ lực quảng bá sách và văn hóa đọc của nhiều đơn vị, cấp ngành.

Gương mặt thơ: Nguyễn Bình Phương

Gương mặt thơ: Nguyễn Bình Phương

(GLO)- Anh khởi đầu từ thơ, từ hồi chưa vào quân đội, rồi thành công về đường văn xuôi với những tiểu thuyết và truyện ngắn nổi tiếng, là một cây bút văn xuôi với rất nhiều thành tựu, những là “Một ví dụ xoàng”, “Mình và họ”, “Người đi vắng”, “Vào cõi”, “Ngồi”, “Những đứa trẻ chết già”...
Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.
Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Phố núi mùa hoa

Phố núi mùa hoa

(GLO)- Đến với Pleiku vào những ngày đầu tháng 5, phố phường như khoác lên mình sự yêu kiều, dịu ngọt, không kém phần rực rỡ, nồng nàn của nhiều loài hoa đang cùng nhau khoe sắc.