Hết áp lực 'rồng vàng'?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cha mẹ học sinh ví tuyển sinh đầu cấp mấy năm qua còn căng thẳng hơn cả thi đại học.

Nói không ngoa bởi thực tế là vậy, cứ đến kỳ tuyển sinh đầu các cấp học là cả phụ huynh và học sinh đều căng thẳng, lo lắng đến mất ăn mất ngủ vì không biết số phận con em mình sẽ ra sao khi vào cuộc chạy đua 1 chọi… 10.

Năm ngoái ngành giáo dục nói kỳ tuyển sinh đầu cấp vào lớp 6 vốn đã căng thẳng lại áp lực hơn khi lứa tuổi “rồng vàng” lớp 5 lên 6 tăng đột biến. Tỉnh thành nào cũng kêu than thiếu trường, thiếu lớp bởi đơn giản số học sinh thì năm sau tăng hơn năm trước trong khi trường không được xây dựng mới là bao. Vì vậy, điệp khúc đến kỳ tuyển sinh đầu cấp cha mẹ học sinh lại lo là có thật. Có lý do nữa để người làm giáo dục vin vào là năm trước số học sinh vào lớp 6 trên cả nước tăng đột biến do tỷ lệ sinh con “rồng vàng” quá nhiều. Vậy, năm nay không còn lứa “rồng vàng” vào lớp 6 nữa, liệu tình hình tuyển sinh đầu cấp lớp 6 có bị quá tải? Câu hỏi chưa có câu trả lời nhưng nhìn thực tế công tác tuyển sinh đầu cấp ở các thành phố lớn trong mấy ngày qua đủ để thấy áp lực bắt đầu tăng lên từng ngày.

Mới đây, một số quận huyện tại TPHCM thông tin, ngoài việc xét tuyển vào lớp 6 dựa vào địa bàn cư trú, kết quả học tập như mọi năm thì năm học này một số địa phương sẽ tổ chức khảo sát năng lực riêng của học sinh lớp 5 khi lên lớp 6. Trước đây, tại TPHCM chỉ có trường chuyên Trần Đại Nghĩa tuyển sinh bằng khảo sát năng lực nhưng năm học tới, dự kiến sẽ có thêm ít nhất 4 trường thực hiện tuyển sinh đầu cấp kiểu này. Một số phụ huynh và học sinh bắt đầu cuộc “chạy đua” cho con vào trường được gọi là “trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”.

Dù một số lãnh đạo ngành giáo dục trấn an sẽ không có căng thẳng hoặc áp lực, không cần luyện thi vì học sinh chỉ cần nắm kiến thức từ lớp 1 đến lớp 5 là làm bài tốt. Ngày càng có nhiều trường bắt đầu tuyển học sinh cuối cấp tiểu học lên lớp 6 bằng đánh giá năng lực, bởi người ta lý giải rằng, việc đánh giá năng lực học sinh vào đầu cấp công bằng so với xét tuyển đại trà như lâu nay! Công bằng thì chưa thấy đâu nhưng những ngày qua học sinh và phụ huynh lo lắng, phải cho con đi học thêm, bổ sung kiến thức để thi đánh giá năng lực.

Trong khi tuyển sinh theo hình thức đánh giá năng lực để vào được trường “hội nhập quốc tế” là một “cuộc thi” căng não, buộc học sinh phải ôn luyện ngay từ trước thì học sinh diện xét tuyển cũng có cuộc đua căng não khác. Vì nhiều lý do, hiện nhiều trường chưa được triển khai chương trình tiếng Anh tăng cường, trong khi việc xét tuyển đầu cấp lên lớp 6 lại còn ưu tiên cộng điểm cho học sinh có các chứng chỉ tiếng Anh hoặc Tin học quốc tế. Vì lẽ đó, thời gian qua, ngoài học chương trình tại lớp học sinh phải chạy đua ôn luyện để thi lấy chứng chỉ tiếng Anh nhằm có thêm điểm ưu tiên.

Khi “cuộc đua” vào lớp 6 của học sinh cả nước đang nóng lên, cũng là lúc các “lò” luyện thi tại TPHCM và Hà Nội bắt đầu hoạt động hết công suất. Cuộc chạy đua này sẽ không bao giờ dừng lại một khi nền giáo dục còn nặng hình thức và chạy theo thành tích?!

Có thể bạn quan tâm

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Mới đây, một lãnh đạo Bộ KH-CN cho biết định hướng đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong thời gian tới của bộ này sẽ tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu xuất sắc, không ưu tiên đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế.
Câu chuyện cấp thiết

Câu chuyện cấp thiết

Bình Thuận đang tích cực chuẩn bị cho việc đoàn thanh tra của EC đến thanh tra lần thứ 5 về các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); nhằm nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản.
Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã phát thông cáo báo chí về kết quả xét nghiệm của vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh, làm khoảng 550 trường hợp phải nhập viện điều trị (tính đến ngày 7.5).
Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.