Tuyên dương học sinh lớp 10 nhặt được của rơi trả lại người mất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chiều 4-3, trong giờ sinh hoạt dưới cờ tại Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai), thầy Nguyễn Văn Đan-Phó Bí thư Đoàn trường đã tuyên dương em Nguyễn Đăng Khoa-học sinh lớp 10A7 trước toàn trường vì đã nhặt được của rơi trả lại người mất.

Những tràng pháo tay tán thưởng của các em học sinh toàn trường vang lên không dứt. Việc làm của em Khoa như một làn gió mát lan toả yêu thương, lòng tin đến học sinh toàn trường về tấm gương người tốt, việc tốt.

Trước đó, chiều thứ sáu (ngày 1-3), em Nguyễn Đăng Khoa nhặt được một chiếc ví trong khu vực lớp học của mình. Khi mở ví ra xem, em thấy trong đó có 2.840.000 ngàn đồng và 1 tấm thẻ căn cước công dân. Ngay sau đó, em mang xuống văn phòng nhà trường nhờ các thầy cô giáo trả lại cho người đánh mất.

Em Nguyễn Đăng Khoa-học sinh lớp 10A7 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, huyện Ia Grai. Ảnh: Hoàng Nguyên

Em Nguyễn Đăng Khoa-học sinh lớp 10A7 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, huyện Ia Grai. Ảnh: Hoàng Nguyên

Khi được hỏi cảm xúc của em khi nhặt được của rơi, Khoa cười hiền: “Lúc đó em chỉ nghĩ hẳn đây là tiền ăn, tiền nộp học của bạn nào trong trường và giờ đang rất lo lắng. Do vậy em chỉ mong trả lại thật nhanh cho người đánh mất”.

Được biết, hoàn cảnh gia đình em Khoa cũng khó khăn. Bố em thuê nhà trọ ở TP. Pleiku để lấy chỗ làm nghề sửa xe, mỗi tuần chỉ ghé về nhà thăm con cái được 1 lần. Mẹ thì hàng ngày bán rau ngoài chợ. Khoa còn 1 cậu em trai đang học lớp 7 cùng ở huyện Ia Grai. Cô giáo chủ nhiệm của Khoa cho biết: Khoa là cậu bé hiền lành, rất có tinh thần trách nhiệm với tập thể, mọi việc em đều hăng hái tham gia không chút nề hà. Số tiền Khoa nhặt được không phải là quá lớn, nhưng tấm lòng của em thì thật đáng quý.

Giờ sinh hoạt dưới cờ của học sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: Hoàng Nguyên

Giờ sinh hoạt dưới cờ của học sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: Hoàng Nguyên

Cùng với việc làm tốt của Khoa, lâu nay nhặt được của rơi trả người đánh mất cũng đã trở thành một nếp sống đẹp của học sinh toàn trường. Cô Trần Thị Nghĩa Bình-Phó hiệu trưởng nhà trường-cho biết: “Từ đầu năm học đến nay đã có hàng chục lượt học sinh xuống văn phòng trường để gửi lại những thứ mà các em nhặt được. Từ sách, vở, bút, mực cho đến máy tính, tiền mặt, thậm chí cả những thứ có giá trị như điện thoại các em đều mang xuống đây nhờ nhà trường đăng tin tìm người để nhận lại”.

Trong những ngày tháng 3-Tháng Thanh niên, hưởng ứng phong trào "Làm nghìn việc tốt", học sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đã có một khởi đầu thật đẹp và đầy cảm xúc để tiếp tục lan tỏa những câu chuyện, hành động đẹp.

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định quan điểm giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm”

Khẳng định quan điểm giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm”

(GLO)- Để tiệm cận với giáo dục quốc tế và phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã có tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN), đồng thời lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo hồ sơ liên quan.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
Đồng thuận khi sáp nhập trường

Đồng thuận khi sáp nhập trường

Vụ việc phụ huynh phản đối sáp nhập trường xảy ra những ngày qua ở TT.Triệu Sơn (H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) cho thấy còn nhiều điều phải rút kinh nghiệm khi sắp tới còn nhiều nơi sáp nhập trường do sáp nhập đơn vị hành chính.
Xây dựng Luật Học tập suốt đời: Xu thế tất yếu

Xây dựng Luật Học tập suốt đời: Xu thế tất yếu

(GLO)- Học tập suốt đời (HTSĐ) từ lâu được thế giới đặc biệt quan tâm bởi đó nhu cầu tất yếu của con người và xã hội. Tại Việt Nam, chủ trương xây dựng xã hội học tập bắt đầu có từ năm 2001 tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.