“Thực phẩm” cho tâm trí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Hiện nay, nhiều người rất chú trọng đến việc lựa chọn thực phẩm an toàn cũng như đảm bảo các thành phần dinh dưỡng của bữa ăn. Song, không phải ai cũng quan tâm đúng mức trong lựa chọn “thức ăn” cho tâm trí.

Đó là những loại thực phẩm vô hình nhưng lại vô cùng quan trọng đối với quá trình hình thành quan điểm sống, nhân cách. Chúng đến từ những gì ta nghe, nhìn, đọc, kết nối, chiêm nghiệm, thu lượm, đúc kết…

Phim ảnh là một trong những loại “thực phẩm” như thế, nhưng bổ ích hay không thì phải do sự chủ động định hướng. Mới đây, dư luận bất ngờ trước thông tin nhiều học sinh dưới 18 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh vẫn được mua vé vào rạp xem phim “Mai”-bộ phim đang dẫn đầu doanh thu phòng vé, được dán nhãn 18+. Sự việc khiến Thanh tra Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch phải vào cuộc, yêu cầu ngành Văn hóa các địa phương tăng cường kiểm tra các rạp chiếu phim. Theo quy định, rạp nào vi phạm sẽ bị phạt từ 40 đến 80 triệu đồng.

Sở dĩ phải dán nhãn phim là bởi mức độ tình cảm, bạo lực và cả kinh dị của từng phim không hẳn phù hợp với tất cả lứa tuổi (trừ phim thiếu nhi). Phim dán nhán 13+, 16+, 18+ là nhằm phân loại đối tượng khán giả, tránh những ảnh hưởng tiêu cực về nhận thức và tâm lý nếu chọn phim để giải trí nhưng không phù hợp. Sẽ rất “khó đỡ” nếu người xem chưa đủ tuổi xem “cảnh nóng” nào đó trong phim 18+, dẫn đến những nhận thức lệch lạc trong suy nghĩ.

Sách là người bạn đồng hành hữu ích, làm phong phú tâm hồn và vốn sống của mỗi người. Ảnh: P.D

Sách là người bạn đồng hành hữu ích, làm phong phú tâm hồn và vốn sống của mỗi người. Ảnh: P.D

Gần đây, nhiều phụ huynh cũng ra sức phản đối loạt phim hoạt hình “Skibidi Toilet” đang làm mưa làm gió trên nhiều mạng xã hội. Đây là series phim không lời thoại mô tả cuộc xung đột giữa những bồn cầu có đầu người biết hát (gọi là Skibidi Toilet) và những nhân vật hình người, trên đầu gắn camera (cameramen), loa và ti vi. Với bối cảnh phim ở New York (Mỹ), Skibidi Toilet là đối tượng đang đe dọa loài người, còn các cameramen và loa thì liên minh để chống lại Skibidi Toilet.

Dù được một tạp chí mô tả là “điên cuồng, khó đoán, hài hước và đôi khi thực sự khiến người xem lo lắng” nhưng theo Wikipedia, từ đoạn video ngắn đầu tiên ra mắt vào tháng 2-2023 cho đến tháng 11-2023, những video YouTube liên quan đến Skibidi Toilet đã đạt đến 65 tỷ lượt xem.

Đáng nói, các hình ảnh kỳ quái của loạt phim này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý trẻ em. Nhiều trẻ bắt chước chui vào nhà vệ sinh rồi ngóc mặt lên cho giống Skibidi Toilet, lại có trẻ sợ hãi đến mức không dám đi vệ sinh. Lo ngại về tính độc hại, phụ huynh một số nước trên thế giới đã lên tiếng phản đối.

Tiếp đó, kênh TikTok với các trào lưu thử thách nguy hiểm cùng nhiều nội dung bạo lực, thiếu tính giáo dục, có nguy cơ mất an toàn dữ liệu người dùng… cũng đang gặp phải làn sóng tẩy chay toàn cầu.

Những ví dụ trên cho thấy ý thức cao của một bộ phận người dân trong việc tiếp nhận sản phẩm văn hóa khi sẵn sàng từ chối những “thực phẩm” độc hại đối với tâm trí, nhất là với trẻ em-đối tượng rất cần sự chỉ bảo, định hướng trong quá trình trưởng thành và hoàn thiện nhân cách.

Tuy nhiên, phản đối cái độc hại không thôi thì chưa đủ mà các bậc cha mẹ nên chủ động lựa chọn, giới thiệu các loại “thực phẩm” thực sự bổ ích cho con trẻ. Nếu chỉ cấm cản mà không giải thích, không cho con những lựa chọn khác, trẻ sẽ không được giải tỏa tâm lý, không khỏi hoang mang.

Cũng là game nhưng vẫn có rất nhiều game vừa chơi vừa học, cũng là ti vi nhưng nếu biết khéo léo gợi mở thì sẽ giúp con tò mò khám phá thế giới tự nhiên, động-thực vật và cuộc sống quanh ta…

Hoặc để khơi gợi con trẻ tình yêu với văn hóa đọc thì phụ huynh cũng cần làm gương, bỏ chiếc điện thoại xuống để cùng con lật mở từng trang sách. Sách luôn là người bạn đồng hành hữu ích, làm phong phú tâm hồn và vốn sống. Không gì tốt hơn cho cả thân và tâm khi con người thực hành kết nối với thiên nhiên, cũng là kết nối với người thân trong gia đình thông qua hoạt động dã ngoại thay vì chìm đắm trong thế giới ảo.

Thực phẩm nào quyết định con người ấy, thực phẩm có lành mạnh thì thể chất và tinh thần mới khỏe khoắn, minh mẫn. Vậy nên, không thể mơ hồ và chủ quan mà hãy cẩn trọng lựa chọn, thậm chí là cảnh giác với những thứ ta tiêu thụ mỗi ngày.

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở Kon Chiêng

Sức sống mới ở Kon Chiêng

(GLO)- Từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của xã đang ngày càng khởi sắc
Hội Chữ thập đỏ huyện Kbang tiếp nhận hỗ trợ gia đình có 2 con bị tai nạn đuối nước

Hội Chữ thập đỏ huyện Kbang tiếp nhận hỗ trợ gia đình có 2 con bị tai nạn đuối nước

(GLO)- Như tin đã đưa, vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 29/8/2024 hai chị em Huỳnh Lê Na (2013) và Huỳnh Tấn Đạt (2021) con của ông Huỳnh Tấn Cường (hộ cận nghèo trú tại thôn I, xã Đăk Hlơ, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) không may đuối nước tử vong khi đi xe đạp qua ngầm tràn trên địa bàn thôn I xã Đăk Hlơ.
Bàn giao 2 căn nhà tình thương và tặng quà nạn nhân chất độc da cam/Dioxin huyện Chư Pưh

Bàn giao 2 căn nhà tình thương và tặng quà nạn nhân chất độc da cam/Dioxin huyện Chư Pưh

(GLO)- Ngày 29 và 30-8, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Quỹ từ thiện Tường Vân (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) bàn giao nhà tình thương cho hộ có nạn nhân chất độc da cam/Dioxin, hộ nghèo, khó khăn về nhà ở tại xã Ia Hrú và thị trấn Nhơn Hòa.
Đồng hành cùng phụ nữ biên cương

Đồng hành cùng phụ nữ biên cương

(GLO)- Nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, sáng 29-8, Ban Chỉ huy quân sự huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Phường 6 (Quận 8, TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã Ia Lang.
Tặng 100 phần quà cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng 100 phần quà cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Chiều 28-8, thầy giáo Vũ Văn Tùng-người sáng lập “Tủ bánh mì 0 đồng” cho biết: Thầy mới nhận được 1 tấn gạo tẻ trị giá 16 triệu đồng, 1.000 cuốn vở và 200 cây bút bi trị giá 6 triệu đồng từ những người bạn làm công tác thiện nguyện ở TP. Hồ Chí Minh.