Ý thức công dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cần xem xét, bổ sung mức phạt đối với những người vi phạm nồng độ cồn cao hơn.

Tại hội thảo "Tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông đường bộ" do Bộ Công an phối hợp Bộ Y tế tổ chức mới đây, ông Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đã đề xuất xử lý hình sự tài xế vi phạm nồng độ cồn ở mức cao dù chưa gây ra hậu quả.

Đề xuất này thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội với các ý kiến đa chiều, hầu hết đều thống nhất phải xử lý nghiêm đối với người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn, song ở mức độ xử lý hình sự hay không thì phải xem xét nhiều khía cạnh.

Điều cần khẳng định đầu tiên là phải thống nhất rằng chủ trương "Đã uống rượu, bia thì không lái xe" là cần thiết, tạo thành nếp hành xử đúng đắn với mọi công dân khi có những việc liên quan đến sử dụng rượu, bia. Việc tuân thủ này thời gian qua, cũng như việc xử lý người vi phạm nồng độ cồn đã góp phần hạn chế tai nạn giao thông và giảm thiểu thiệt hại về sinh mạng, tài sản.

Nay muốn thực thi triệt để hơn, muốn xử lý hình sự như đề xuất thì phải căn cứ trên quy định pháp luật. Hiện pháp luật nước ta chưa có các quy định về xử lý hình sự với người vi phạm nồng độ cồn ở mức cao. Hơn nữa, nếu chưa gây thiệt hại về người, tài sản thì chưa thể có đủ căn cứ, cơ sở để xử lý hình sự. Do vậy, cần nghiên cứu rất kỹ việc này, không thể dùng từ "có thể" để làm căn cứ xử lý hình sự, như một đại biểu Quốc hội bày tỏ quan điểm.

Thực tế hiện nay cũng có bất cập là quy định xử lý với những người có nồng độ cồn ở mức trên 0,4 mg/l khí thở, dù cao đến mấy vẫn chung một hình phạt. Người uống 5 ly bia hay 10, 20, 30 ly đều có thể bị xử phạt hành chính ở mức như nhau. Do đó, cần xem xét, bổ sung mức phạt đối với những người vi phạm nồng độ cồn cao hơn.

Đề xuất xử lý hình sự với người vi phạm nồng độ cồn ở mức cao dù chưa gây ra hậu quả, cũng xuất phát từ mong muốn hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông, gây thương tích do người vi phạm nồng độ cồn gây ra. Cơ quan chức năng sẽ xem xét, nghiên cứu để có quy định phù hợp trong thực thi pháp luật về an toàn giao thông. Các cơ quan báo chí, truyền thông vẫn nên tuyên truyền sâu rộng về việc không lái xe khi đã uống rượu, bia và nhất là ý thức của mỗi công dân trong chấp hành luật lệ giao thông. Bởi ý thức được hình thành sẽ tạo ra tâm lý thấu hiểu, tuân thủ; không tạo ra không gian thúc đẩy, phát sinh hành vi vi phạm.

Việc xử lý của CSGT các địa phương thời gian qua cho thấy "không có vùng cấm, không có ngoại lệ" đối với người vi phạm, đã tạo ra hiệu ứng tích cực, ít dần đi những trường hợp vi phạm. Để duy trì kỷ cương, các vi phạm đều cần được xử lý thỏa đáng, có tính răn đe như phạt lũy tiến, lao động công ích, treo bằng, tịch thu bằng... Với nhiều người, bằng lái xe là công cụ kiếm sống nên sau một thời gian nhất định có thể cho họ thi lại nhưng việc xem xét, kiểm tra phải hết sức nghiêm ngặt. Việc xử phạt như vậy cũng giúp họ tự nâng cao ý thức của mình lên.

Xét cho cùng, ý thức là quan trọng nhất trong thực thi quy ước xã hội, thực thi pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Câu chuyện cấp thiết

Câu chuyện cấp thiết

Bình Thuận đang tích cực chuẩn bị cho việc đoàn thanh tra của EC đến thanh tra lần thứ 5 về các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); nhằm nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản.
Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã phát thông cáo báo chí về kết quả xét nghiệm của vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh, làm khoảng 550 trường hợp phải nhập viện điều trị (tính đến ngày 7.5).
Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

Hơn 3 năm trước, ngày 26.1.2021, tôi đã viết bài Một cuộc kiện vĩ đại để hưởng ứng cuộc kiện của bà Trần Tố Nga, một nạn nhân của chất độc da cam, khởi kiện các công ty hóa chất lớn đã cung cấp "thuốc diệt cỏ" và thả xuống miền Nam VN cùng hai nước Lào và Campuchia ngày trước.
Tự hào những dấu son lịch sử

Tự hào những dấu son lịch sử

(GLO)- Khoảng 1 tháng trước khi lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại tỉnh Điện Biên, trên khắp mạng xã hội đã rầm rộ lan truyền hàng ngàn clip ngắn quay lại cảnh tập luyện diễu binh, diễu hành của các lực lượng.