Kpă H’Nhing nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-Đối với bà Kpă H’Nhing (SN 1978, buôn Ia Rniu, xã Ia Broăi, huyện Ia Pa) việc duy trì nghề dệt thổ cẩm truyền thống không chỉ để cải thiện thu nhập cho gia đình mà đó còn là tình yêu đối với văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Vào thời gian nông nhàn, bà H'Nhing thường dệt thổ cẩm.Ảnh: R'Ô HOK
Vào thời gian nông nhàn, bà H'Nhing thường dệt thổ cẩm.Ảnh: R'Ô HOK

Lúc chúng tôi đến thăm nhà, bà H’Nhing đang cặm cụi dệt tấm thổ cẩm để kịp hoàn thành theo đơn đặt hàng của một vị khách phương xa. Mời khách ngồi uống nước, bà H’Nhing-cho biết: Bản thân sinh ra trong một gia đình có bà, mẹ đều biết dệt thổ cẩm nên từ nhỏ khi thấy họ ngồi bên khung cửi dệt, bà rất thích thú. Hàng ngày, bà ngồi xem quan sát và học tập cách dệt từ người lớn. Thời điểm ấy, do không có cuộn chỉ, bà phải thu gom các sợi tơ của cây chuối rồi bắt chước tự dệt theo. Thấy con gái của mình thích thổ cẩm nên mẹ bà đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn các công đoạn cơ bản để dệt nên các tấm thổ cẩm. Với sự chỉ dạy của mẹ, năm 13 tuổi, bà H’Nhing đã có thể tự ngồi vào khung cửi để dệt thổ cẩm theo ý thích của mình.

Theo bà H’Nhing, trước đây để làm một tấm vải thổ cẩm, người phụ nữ Jrai phải tốn nhiều công sức và thời gian, từ việc chuẩn bị trồng, thu hoạch nguyên liệu bông để se sợi cho đến lên rừng tìm các loại cây phù hợp để làm thuốc nhuộm cho sợi chỉ. Ngày nay, các sản phẩm công nghiệp trên thị trường đa dạng nên việc dệt thổ cẩm được rút ngắn về thời gian. Tuy nhiên, công đoạn khó khăn và mất thời gian nhất của quá trình dệt thổ cẩm là việc sáng tạo các hoa văn, họa tiết trên sản phẩm sao cho hài hòa về màu, cân đối giữa các đường chỉ. “Thổ cẩm của người Jrai có nền màu chủ đạo là đen. Tuy nhiên, để cho tấm thổ cẩm sinh động, bắt mắt thì người dệt phải thật sự khéo léo và am hiểu truyền thống của dân tộc mình để sáng tạo các hoa văn phù hợp”-bà H’Nhing chia sẻ.

Các sản phẩm thổ cẩm của bà H'Nhing (bìa trái) dệt đẹp mắt nên được mọi người ưa chuộng. Ảnh: R'Ô HOK
Các sản phẩm thổ cẩm của bà H'Nhing (bìa trái) dệt đẹp mắt nên được mọi người ưa chuộng. Ảnh: R'Ô HOK

Hiện nay, các sản phẩm thổ cẩm do bà H’Nhing làm ra chủ yếu là tấm choàng, chăn đắp, khố, tấm địu con, quần áo… Nhờ có tay nghề cao, nên các sản phẩm thổ cẩm của bà có mẫu mã đẹp, bền chắc nên được nhiều khách hàng từ huyện Krông Pa, Phú Thiện và thị xã Ayun Pa đặt mua. Cũng theo bà H’Nhing, hiện nay nhiều phụ nữ trong buôn không còn mặn mà với nghề dệt thổ cẩm nên người biết dệt chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Để giữ gìn nét văn hóa truyền thống, bà thường xuyên truyền dạy, chia sẻ kinh nghiệm cho các con của mình.

Chị Kpă H’Bra (SN 1997, con gái ruột của bà H’Nhing)-chia sẻ: Nhờ được mẹ chỉ dạy nên tôi đã biết dệt thổ cẩm. Ngoài việc phục vụ nhu cầu của gia đình, tôi còn có thể đem bán để tăng thu nhập.

Trao đổi với P.V, bà Kpă H’Yư-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Broăi-thông tin: Bà H’Nhing là người dệt thổ cẩm giỏi, sản phẩm của bà được khách hàng yêu thích. Tại hội thi văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ia Pa năm 2020, bà H’Nhing đạt giải khuyến khích về phần thi dệt thổ cẩm. Để bảo tồn, duy trì nghề dệt truyền thống của đồng bào dân tộc Jrai, góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân, tháng 10-2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã cũng đã thành lập mô hình dệt thổ cẩm với sự tham gia của 13 thành viên, trong đó có bà H’Nhing.

Có thể bạn quan tâm

Tôi học vẽ

Tôi học vẽ

(GLO)- Ở tuổi ngoài 40, tôi sắm sửa họa cụ để học vẽ. Người đồng cảm thì động viên khi thấy tôi up một vài bức tranh lên mạng xã hội. Và hẳn là sẽ có người chép miệng mà rằng già rồi còn bày đặt vẽ vời.
Chập chờn xứ quê

Chập chờn xứ quê

(GLO)- “Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội/Có một miền quê trong đi đứng nói cười” (thơ Nguyễn Duy). Ai trong đời chẳng có một quê hương, nhưng mất bao lâu ta mới nhận ra xa quê hương không phải là thoát ly “nguồn cội”.

Đôi cánh ước mơ

Đôi cánh ước mơ

(GLO)- Âm thanh reo vui, quen thuộc cất lên ngoài hiên. Tôi khẽ mở ô cửa, ngó lên tán cây xanh um. Những tia nắng đầu tiên loang loáng trên phiến lá như phủ một lớp phản quang khiến chúng sáng rực. Nhìn mãi mới thấy đôi chim sâu bé xíu đang chuyền cành, ríu ran không ngừng.
Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

(GLO)- Làng quê với bao hình ảnh, âm thanh quen thuộc luôn khiến những người con tha hương bồi hồi, nhớ nhung khôn nguôi. Với tác giả Hoàng Đăng Du cũng vậy, bóng tre trưa hè, từng con ngõ, cánh đồng, dáng mẹ liêu xiêu vẫn luôn khiến ông thổn thức, nhớ thương.
Bảo tàng Louvre chuẩn bị di dời Mona Lisa

Bảo tàng Louvre chuẩn bị di dời Mona Lisa

Bức chân dung Mona Lisa có thể sẽ có một phòng riêng tại bảo tàng Louvre. Chủ tịch bảo tàng, bà Laurence des Cars, nói với đài truyền hình France Inter rằng quyết định này sẽ mang lại cho du khách, nhiều người trong số họ đến thăm Louvre chỉ vì Mona Lisa, một trải nghiệm tốt hơn.
Độc giả có quay lưng với sách?

Độc giả có quay lưng với sách?

(GLO)- 21.600 là tổng số lượt bạn đọc đến với sách tại các sự kiện hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Với một tỉnh miền núi, đây là con số đáng khích lệ, cho thấy kết quả của những nỗ lực quảng bá sách và văn hóa đọc của nhiều đơn vị, cấp ngành.

Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.
Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.