Gương mặt thơ: Lê Quốc Hán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Trong chuyên mục kỳ này, tôi tiếp tục giới thiệu một gương mặt thơ là nhà toán học, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Lê Quốc Hán.

Nhà thơ Hương Đình-Tiến sĩ Toán học khi nói với tôi về Lê Quốc Hán cũng bày tỏ lòng kính trọng về khả năng toán học của ông, về sự vươn lên để cùng lúc vừa là nhà toán học vừa là nhà thơ và đều thành danh. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, có 5 tập thơ đã xuất bản. Và đặc biệt, ông còn là người đọc thơ, bình thơ rất duyên và tinh tế.

Bên trong con người toán học, Lê Quốc Hán có một con người thi nhân hết sức tinh tế và cũng ám ảnh sự duy lý khiến tứ thơ vững hơn: “Tất cả đã vèo trôi tất cả sẽ vèo trôi/Giấc hồ điệp/May/Còn sót lại muôn đời/Cái đẹp!...”. Còn đây là những câu thơ nhoi nhói trái tim: “Tháng bảy về ai lấy lửa sông Ngân/thắp sao đỏ sáng trên từng mộ chí/để mẫu đơn mang dáng hình tim chị/nở bừng lên rực rỡ ngã ba này.../Thương chị nhiều. Chiều. Không nỡ chia tay”.

Ông tự sự về mình, về thơ mình như thế này: Thấm thoắt hơn ba mươi năm trở lại làm thơ, dẫu mơ ước: “Cát vàng sóng cuốn về khơi/chỉ mong sót lại thơ tôi một dòng” còn xa, nhưng hôm nay “Ngỡ xa xôi, hóa quá gần/Bến phù du cách chỉ tầm gang tay”. Và, cái bến ông gọi phù du ấy, cả thơ và toán ấy, cho chúng ta một nhà thơ Lê Quốc Hán, một Phó Giáo sư-Tiến sĩ Lê Quốc Hán.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.





BÀI THƠ THỜI GIAN



Thời gian như chuyến tốc hành

mang theo lá đỏ và anh trở về.

Minh họa: T.N

Minh họa: T.N

Tóc xanh vừa lỗi lời thề

thoắt thành mây trắng cuối hè bay ngang.



Ngu ngơ chạm phải ao làng

sen chưa kịp hái đã tàn trên tay.



Trái đất ơi! Ngược vòng quay

cho ta nhặt lại cái ngày đầu tiên.





CHÉN ĐỜI



Những gì hôm nay mới lạ giao thừa sau đã cũ mèm

bài thơ nghìn năm vách đá sao còn vạch lá ra xem.



Cuộc đời dài như chớp mắt sớm xuân chiều ngả đông tàn

niềm vui chưa cầm lụi tắt nỗi buồn theo khói mây tan.



Người bảo tình yêu bất biến tôn vinh cái đẹp vĩnh hằng

ta thương dã tràng lấp biển ngợi ca đôi cánh chim bằng.



Tương lai chôn dần quá khứ dệt nên tháng tháng ngày ngày

cái mới phũ phàng cái cũ chén đời giọt đắng giọt cay.





TIẾNG HÓT


Có thể đến từ núi cao rừng thẳm

đang lạc bầy khản giọng hót tìm nhau

có thể đến từ đồng hoang bãi vắng

véo von ca trước sự sống nhiệm mầu.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Dẫu đôi lần dính mũi tên hòn đạn

vẫn trong veo tiếng hót thuở ban đầu

trong hữu hạn gắng tìm ra vô hạn

để tình người chạm đến đáy thẳm sâu.



Rồi một mai héo trên cành cổ thụ

gửi lời ca trong tiếng lá xạc xào

xác tan biến dạt ra ngoài vũ trụ

hồn vẫn còn thánh thót hót trên cao.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.