Nghiệm thu Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến nông sản”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chiều 12-12, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương Gia Lai) phối hợp với Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Đak Đoa tổ chức nghiệm thu Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến nông sản” cho đơn vị thụ hưởng là Hộ kinh doanh Trần Thị Hồng Nhung, thôn Hàm Rồng, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa.
Quy mô Đề án gồm máy rang cà phê model VNRBRO30, mới 100%, có xuất xứ tại Việt Nam, công suất 30 kg/mẻ. Ảnh: V.T
Quy mô Đề án gồm máy rang cà phê model VNRBRO30, mới 100%, có xuất xứ tại Việt Nam, công suất 30 kg/mẻ. Ảnh: V.T

Đề án thuộc chương trình Khuyến công địa phương năm 2023. Quy mô Đề án gồm máy rang cà phê model VNRBRO30, có xuất xứ tại Việt Nam, công suất 30 kg/mẻ. Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 407 triệu đồng, trong đó kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 180 triệu đồng, nguồn vốn của đơn vị thụ hưởng 227 triệu đồng.

Theo đánh giá, việc ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến cà phê sẽ hỗ trợ hộ kinh doanh nâng cao các tiêu chuẩn chất lượng, hạn chế tình trạng sai sót trong thành phẩm, góp phần nâng cao hiệu suất lao động, cũng như cho phép thực hiện các công việc được dễ dàng và hiệu quả. Việc tối ưu được năng suất để tạo ra số lượng sản phẩm lớn trong thời gian ngắn giúp giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Việc ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến cà phê sẽ hỗ trợ hộ kinh doanh nâng cao các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm. Ảnh: V.T
Việc ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến cà phê sẽ hỗ trợ hộ kinh doanh nâng cao các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm. Ảnh: V.T

Đặc biệt, khi đi vào hoạt động Đề án sẽ góp phần làm tăng doanh thu cho hộ kinh doanh từ 15-20%/năm so với lúc chưa đầu tư. Việc đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất, chế biến cà phê nhằm hướng tới xây dựng ngành cà phê của tỉnh phát triển theo mô hình ứng dụng công nghệ hiện đại, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, góp phần cơ cấu lại sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê.

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.