Nhà văn Phạm Đức Long đạt giải ba Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tối 26-11, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, Báo Lao Động phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức lễ trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn. Trong số 24 tác giả đạt giải, nhà văn Phạm Đức Long-hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn học-Nghệ thuật Gia Lai đã xuất sắc đạt giải ba thể loại tiểu thuyết với tác phẩm “Gái nông trường”. Trị giá giải thưởng là 100 triệu đồng.
Nhà văn Phạm Đức Long (bìa phải) nhận giải ba thể loại tiểu thuyết tại lễ trao giải. Ảnh: Tùng Giang/Báo Lao Động

Nhà văn Phạm Đức Long (bìa phải) nhận giải ba thể loại tiểu thuyết tại lễ trao giải. Ảnh: Tùng Giang/Báo Lao Động

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn được phát động từ tháng 11-2021 đến hết ngày 31-8-2023, thu hút gần 300 tác giả tham gia dự thi với 498 tác phẩm, trong đó có 412 truyện ngắn, 86 tiểu thuyết. Tác giả lớn tuổi nhất tham gia cuộc thi 86 tuổi, tác giả nhỏ tuổi nhất 12 tuổi. Trong quá trình tổ chức cuộc thi, Ban tổ chức đã tổ chức 2 chuyến đi thực tế cho các nhà văn tại Công ty Than Khe Chàm (tỉnh Quảng Ninh) và Công ty Thaco (tỉnh Quảng Nam) nhằm cung cấp thêm chất liệu thực tế cho các nhà văn, cây bút về công nhân, công đoàn ở các công ty để các tác phẩm thêm sinh động, hấp dẫn.

Từ gần 500 tác phẩm tham gia, Ban tổ chức đã trao 2 giải nhất, 4 giải nhì, 6 giải ba, 12 giải khuyến khích cho 2 thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Trong đó, giải nhất thể loại truyện ngắn được trao cho tác phẩm “Con đường của Hạ" của tác giả Trịnh Thị Phương Trà, trị giá 150 triệu đồng. Giải nhất thể loại tiểu thuyết được trao cho tác phẩm "Hoa xương rồng" của tác giả Nguyễn Trí, trị giá 300 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.