Gương mặt thơ: Huy Trụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Huy Trụ là nhà báo, nhà thơ chuyên nghiệp nhưng ông có tới 10 năm tham gia quân đội. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ông có hơn 10 đầu sách xuất bản.

Lục bát Huy Trụ nổi tiếng trên thi đàn, ông có nhiều giải thưởng ở các cuộc thi cho thể thơ dân tộc này. Dẫu thế, ông vẫn trăn trở và khiêm tốn: “Cho đời nhớ được một câu/Bạc đầu người viết, chắc đâu đã thành/Thơ như quả chín treo cành/Lại là lá đắng chữa lành vết đau”…

Lục bát thường gắn với quê, với làng, với những gì thuần Việt, nhưng với ông, làng còn là “Làng là lửa đốt giặc lui/Làng là nước cuộn, sóng trôi bọt bèo”… đầy âm hưởng thời cuộc. Tuy thế, thơ tự do của ông cũng đầy suy ngẫm: “Trước em/Bông hoa tàn đi một cánh/Trước em/Tia nắng lụi đi một đầu/Trước em/Thơ anh thừa ra một câu/Lấp mãi/Không đầy khoảng trống”.

Quê Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, suốt đời ông bám ở mảnh đất sinh ra mình và thành danh ở đây.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.






GỬI BẠN LÀM THƠ


Lâu rồi chẳng muốn làm thơ

Trước trang giấy cứ vẩn vơ… một mình

Câu thơ vốn rất đa tình

Lòng như suối cạn sao đành… với thơ.


Câu thơ như hững như hờ

Mà day dứt đến bơ phờ ruột gan

Thơ là rượu của thế gian

Phải đâu nước lã rót tràn mời nhau.


Cho đời nhớ được một câu

Bạc đầu người viết, chắc đâu đã thành

Thơ như quả chín treo cành

Lại là lá đắng chữa lành vết đau.


Ngỡ rồi quẳng bút từ lâu

Giữa lăn lóc, lại bắt đầu là… thơ






ĐỊNH NGHĨA LÀNG


Làng là bánh đúc, bánh đa

Là con đê cỏ vắt qua cánh đồng.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Làng là mỏm núi, mom sông

Là ông phỗng đá đứng trông cửa chùa.


Làng là một quả táo chua

Thương cho Thị Kính quét chùa, chịu oan…


Làng là Mầu Thị đa đoan

Đã yêu cởi yếm, chẳng toan tính nhiều.


Làng là võng lọng gấm thêu

Làng là chị Dậu, túp lều độ thân.


Làng là quan, làng là dân

Sang, hèn mấy cũng đơm phần nhụy hoa.


Chí Phèo tự rạch mặt ra

Thì còn Thị Nở để mà sánh đôi!


Làng là lửa đốt giặc lui

Làng là nước cuộn, sóng trôi bọt bèo…


Làng là cô Tấm đáng yêu

Làng là pho cổ tích nhiều chuyện hay…



XUÂN KHÚC THỊ MẦU


Xuân rồi đấy Thị Mầu ơi!

Yếm đào khoe cái đất trời non xanh

Đông giấu kín, hạ để dành

Thị Mầu mà vắng, chả thành hội xuân.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Lẳng lơ, ai cũng có phần

Tại người giả bộ, lối gần quành xa

Thị Mầu chẳng giống người ta

Đành mang lấy tiếng gọi là… lẳng lơ…


Đã sông thì có hai bờ

Đã Mầu thì thấy của chua phải thèm

Ối người ăn chả, ăn nem

Phận Mầu ăn quả táo mềm trời cho.


Chuyện ngày nay, chuyện ngày xưa

Thật như đếm, lại như đùa thế gian

Tình là muôn tiếng tơ đàn

Thị Mầu so khúc tình tang với đời.


Lại về xuân đấy Mầu ơi…

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.