Nghỉ hưu trước tuổi muốn hưởng lương hưu phải đóng BHXH đủ 20 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng sẽ giảm từ 20 năm xuống 15 năm. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng cho trường hợp nghỉ hưu sớm trước tuổi.

Đây là một trong những nội dung được Chính phủ đề xuất sửa đổi được nêu trong Tờ trình Quốc hội về dự án Luật BHXH (sửa đổi).

Người cao tuổi tập thể dục buổi sáng bên hồ Trúc Bạch (Hà Nội). Ảnh: GIA HÂN
Người cao tuổi tập thể dục buổi sáng bên hồ Trúc Bạch (Hà Nội). Ảnh: GIA HÂN

Đề xuất này nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn, hoặc quá trình tham gia không liên tục, có thời gian đóng BHXH ngắn, được hưởng lương hưu.

Cụ thể, tại điều 71, dự thảo luật BHXH (sửa đổi) quy định, người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu hằng tháng (thay vì 20 năm như quy định hiện hành).

Quy định này nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn (45 - 47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc những người tham gia không liên tục dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng được hưởng lương hưu hằng tháng, thay vì họ phải nhận BHXH 1 lần.

Việc giảm năm đóng này lao động nữ có lợi hơn khi tính mức lương hưu, do tỷ lệ hưởng lương hưu khi đóng đủ 15 năm là 45%, trong khi với nam giới là 33,75%.

Với quy định nêu trên, lương hưu của những người này có thể thấp hơn những người có thời gian đóng dài. Tuy nhiên, những trường hợp này trước đây không đủ điều kiện hưởng lương hưu, nếu không lựa chọn tự nguyện đóng 1 lần cho thời gian còn thiếu, họ chọn nhận BHXH 1 lần, nay sẽ có cơ hội được hưởng lương hưu hằng tháng.

Chính phủ đánh giá: "Cho dù mức lương hưu có thể khiêm tốn hơn những người có thời gian đóng dài, nhưng với mức lương hưu hằng tháng ổn định, định kỳ được Nhà nước điều chỉnh, và trong thời gian hưởng lương hưu sẽ được đóng bảo hiểm y tế thì sẽ góp phần đảm bảo tốt hơn cuộc sống khi về già của người lao động".

Tuy nhiên, Chính phủ cũng nêu rõ, quy định giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm chỉ áp dụng với các trường hợp nghỉ hưu theo điều 71, mà không áp dụng cho trường hợp nghỉ hưu sớm trước tuổi quy định.

Đối với các trường hợp nghỉ hưu trước tuổi, thì mỗi năm nghỉ sớm hơn tuổi quy định sẽ bị giảm 2% tỷ lệ hưởng lương hưu. Nếu áp dụng quy định trên với các trường hợp này sẽ dẫn đến tình trạng tỷ lệ hưởng lương hưu quá thấp (thời gian đóng ngắn, bị trừ tỷ lệ do nghỉ hưu trước tuổi), mức lương hưu quá thấp, không có nhiều ý nghĩa.

Đơn cử như lao động nam có 15 năm đóng BHXH thì tỷ lệ hưởng lương hưu là 33,75%. Nếu nghỉ hưu sớm hơn 5 tuổi thì bị trừ 10% nên tỷ lệ hưởng lương hưu chỉ còn 23,75%.

Giảm gánh nặng đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi

Theo số liệu thống kê của Bộ LĐ-TB-XH, trong 7 năm thực hiện luật BHXH năm 2014, có trên 476.000 người hưởng BHXH 1 lần đã có thời gian tham gia BHXH trên 10 năm với độ tuổi từ 40 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, có trên 53.000 người đã hết tuổi lao động phải nhận BHXH 1 lần do chưa đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc, có trên 20.000 người khi đến tuổi nghỉ hưu chưa đủ thời gian đóng phải đóng 1 lần cho thời gian còn thiếu để hưởng lương. Bộ LĐ-TB-XH nhận định: "Nếu vẫn quy định thời gian tối thiểu để hưởng lương hưu là 20 năm thì những người này khó có cơ hội nhận lương hưu".

Đánh giá tác động của chính sách giảm năm đóng BHXH từ 20 năm xuống 15 năm để hưởng lương hưu, Bộ LĐ-TB-XH cho rằng có thể giúp làm gia tăng số người được hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động, giảm gánh nặng cho Nhà nước trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi.

Đối với Quỹ BHXH, về cơ bản là có tác động tiêu cực đến quỹ mặc dù những người này sẽ hưởng với mức hưởng thấp hơn, nhưng do thời gian chi trả sẽ thực hiện sớm hơn và kéo dài hơn. Vì vậy, cần đánh giá cụ thể hơn về những tác động của việc giảm số năm đóng đến khả năng cân đối Quỹ BHXH.

Về mặt xã hội, do cách tính mức lương hưu của người nghỉ hưu dựa trên thời gian đóng góp và mức tiền lương, thu nhập làm căn cứ đóng BHXH, nên việc giảm năm đóng sẽ làm tăng thêm nhiều người nghỉ hưu ở mức lương hưu thấp.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.