40% trẻ mắc bệnh tay chân miệng do chủng virus nguy hiểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Theo GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), số ca mắc tay chân miệng đang ngày càng gia tăng, trung bình cả nước ghi nhận 350 ca/tuần phải nhập viện, trong đó 10% số bệnh nhi cần phải sử dụng thuốc đặc trị lmmunoglobulin.

Trong số chủng gây bệnh tay chân miệng có chủng Enterovirus 71 (EV71) có độc lực cao, gây bệnh nặng và dễ biến chứng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể tử vong.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo Cục Y tế dự phòng, nếu đầu tháng 4, số ca mắc dương tính với chủng EV71 chiếm khoảng 6% trong các mẫu xét nghiệm, đến đầu tháng 6, tỷ lệ dương tính với chủng này đã tăng lên 40%. Các ca bệnh tay chân miệng tăng nhanh tại phía Nam, trong đó số trẻ nhiễm chủng EV71 tăng, nhiều trẻ vào viện đã ở tình trạng nặng, nguy kịch.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế đã thành lập 7 đoàn kiểm tra, giám sát dịch và tập trung vào khu vực miền Nam. Để phòng bệnh tốt nhất, cần phải quản lý chặt vấn đề vệ sinh đồ chơi cho trẻ, giữ sạch bát đĩa cho trẻ trong bữa ăn và luôn giữ tay sạch cho trẻ. Người trông giữ trẻ cần giữ bàn tay sạch, vệ sinh tay thường xuyên để tránh làm nguồn lây bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Lợi ích của lá tía tô

Lợi ích của lá tía tô

(GLO)- Lá tía tô không chỉ được dùng làm gia vị mà còn là một vị thuốc bắc tương đối phổ biến, có giá trị dinh dưỡng và giá trị y học cao. Hơn nữa, đối với cơ thể con người, nếu ăn tía tô thường xuyên, đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho cơ thể.

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

(GLO)- Với tình yêu nghề và tinh thần lao động sáng tạo, Tiến sĩ-bác sĩ Phạm Tỵ-Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh cột sống (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trao tặng Bằng Lao động sáng tạo năm 2024. Đây là Bằng Lao động sáng tạo thứ 10 của bác sĩ Phạm Tỵ.
Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

(GLO)- Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2024 đang được lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, một số chuyên gia đề xuất việc thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn bởi đây là gánh nặng, áp lực kinh tế mà nhiều gia đình Việt gặp phải.