Ẩn họa khó lường từ việc sử dụng điện thoại khi lái xe

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sử dụng điện thoại khi lái xe là thói quen với nhiều người. Quan sát thực tế, không khó để bắt gặp hình ảnh người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vô tư sử dụng điện thoại di động để gọi điện, nhắn tin...

Thậm chí, một số trường hợp điều khiển xe gắn máy bằng 1 tay, chở người thân lưu thông trên đường phố trong giờ cao điểm, tay còn lại vẫn bấm điện thoại. Trường hợp khác, người tham gia giao thông chở theo các vật dụng cồng kềnh song tay vẫn cầm điện thoại áp lên tai, nói chuyện oang oang.

Đặc biệt, thói quen xấu này xảy ra khá phổ biến với những tài xế xe ô tô khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Mới đây, anh bạn tôi đưa cả gia đình từ TP. Pleiku về thị xã An Khê để thăm người quen. Qua giới thiệu, anh gọi điện thoại đặt xe và hẹn thời gian, địa chỉ đón. Đúng giờ, xe đến đón và có đủ 4 ghế theo yêu cầu. Tuy nhiên, xe rời thành phố chưa lâu, bác tài đã liên tục nhận điện thoại và ghé đón khách, là khách hẹn trước. Đáng nói là suốt hành trình gần 100 km không có phụ xe, bác tài đảm nhận luôn việc đón-trả khách; gọi điện thoại nhận-giao hàng. Có lẽ vì không tập trung, thiếu quan sát nên thỉnh thoảng, hành khách trên xe lại một phen ngả nghiêng vì bác tài phanh gấp, đánh lái gấp.

Sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông là điều cấm kỵ đối với bất kỳ người nào. Vì nó tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông. Khi tập trung nghe, xem hay nhắn tin trên điện thoại, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ thiếu tập trung quan sát, không làm chủ được khoảng cách, tốc độ cũng như khả năng xử lý tình huống, sự cố nếu có. Trong thực tế đã có những vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng mà nguyên nhân do tài xế nghe điện thoại, nhắn tin... Đơn cử là vụ tai nạn hồi tháng 5-2022 tại tỉnh Lâm Đồng, một phụ nữ vừa lái xe vừa livestream đã không kịp xử lý tình huống xảy ra trên đường và hậu quả là cán chết 1 nữ sinh lớp 10.

Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng đã nâng mức xử phạt hành chính đối với vi phạm liên quan đến sử dụng điện thoại khi điều khiển xe trên đường. Cụ thể, phạt tiền 2-3 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô; phạt tiền từ 800 ngàn đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy… Ngoài phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, áp dụng nghiêm chế tài xử phạt, mỗi người dân khi tham gia giao thông cần tự nâng cao ý thức, nhận thức để bảo vệ an toàn cho chính mình, người thân và những người xung quanh bằng việc hình thành thói quen đưa phương tiện dừng đỗ ở vị trí cho phép trước khi sử dụng điện thoại di động.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.